Nếu như bạn là người thường xuyên phát sinh nhu cầu thanh toán trực tuyến, hay các giao dịch chuyển tiền online thì chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với thuộc ngữ mã OTP. Còn đối với những bạn sử dụng lần đầu hoặc ít sử dụng thì sẽ thắc mắc đây là loại mã gì, có giống với mật khẩu hay không, đã có mật khẩu rồi thì OTP để làm gì, và làm thế nào để có mã OTP? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dướ đây của sentayho.com.vn
Mã OTP là gì ?
Mã OTP là viết tắt tiếng anh của One time password có nghĩa là mật khẩu sử dụng một lần. Đây là một dãy số hoặc một dãy ký tự được hệ thống tạo ra một cách ngẫu nhiên, được ngân hàng gửi về cho bạn qua SMS hoặc email để xác nhận chính xác giao dịch. Phải nhập đúng mã OTP thì giao dịch mới có thể được thực hiện.
Đúng như tên gọi mã OTP chỉ được sử dụng một lần, mỗi lần gửi đến sẽ là một dãy số khác nhau. Thời gian có hiệu lực của mã OTP cũng rất ngăn tối đa 60s tùy thuộc vào ngân hàng có thể ngắn hơn. Sau thời gian này mã OTP sẽ mất tác dụng và sẽ được gửi đến một mã mới nếu như bạn yêu cầu.
Mã OTP là gì?
Để giải đáp cho câu hỏi đã có mật khẩu rồi sao còn có mã OTP. Mã OTP được tạo ra với ý nghĩa bảo vệ 2 lớp, ngoài việc sử dụng password thì khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào cần phải có mã OTP để xác thực. Điều này là để đảm bảo an toàn cho chủ tài khoản trong trường hợp xấu bạn bị hacker phá được lớp mật khẩu. Cả kể trong trường hợp bạn bị mất tài khoản, lộ mật khẩu kẻ gian cũng sẽ không thể thực hiện được bởi vì sẽ không có mã OTP gửi về cho số máy chủ tài khoản. Như vậy, bạn sẽ không thể giao dịch được nếu như không có mã OTP.
Xem thêm : Thẻ ghi nợ là gì ? Chức năng của thẻ ghi nợ
Tác dụng của Mã OTP
Bản chất của Mã OTP như một “Mật khẩu ” thứ hai của tài khoản ngân hàng được gửi về SMS về số điện thoại của bạn và mã OTP chỉ có hiệu lực một lần duy nhất và trong khoản thời gian nhất định. Cho nên nếu chẳng may bạn bị lộ tài khoản , mật khẩu ngân hàng và mã OTP cũ thì kẻ gian cũng không thể nào sử dụng những thông tin đấy để thực hiện giao dịch được. Và bạn có đủ khả năng và thời gian để báo lên ngân hàng yêu cầu khóa thẻ hoặc tra cứu giao dịch phát sinh.
Trong thời đại hiện nay nếu các ngân hàng không sử dụng mã OTP tạo thành bảo vệ 2 lớp trong giao dịch ngân hàng thì rất dễ dàng để các tin tắc hoặc hacker có thể tấn công các giao dịch của khách nhằm chiếm lợi từ những giao dịch đấy
Xem thêm : Đáo hạn thẻ tín dụng là gì ?
Làm thế nào để lấy được mã OTP
Để có mã OTP khá đơn giản, bạn chỉ cần có internet banking trên điện thoại thông minh và phát sinh nhu cầu chuyển tiền sang số tài khoản khác cùng hoặc khác ngân hàng. Bạn chỉ cần tiến hành đăng nhập bình thường với user và password đã đăng ký. Và sau khi bạn điền đủ thông tin người nhận số tài khoản, tên ngân hàng và số tiền cần chuyển ứng dụng internet banking sẽ yêu cầu bạn kiểm tra lại thông tin một lần nữa và kèm theo nút “lấy mã OTP”
Sau khi bạn nhấn nút “lấy mã OTP” hệ thống sẽ gửi về cho điện thoại của bạn SMS hoặc qua email một dãy số OTP tầm 4 – 6 ký tự trong thời gian khoảng vài phút. Lúc này bạn chỉ cần nhập đúng mã OTP vào ứng dụng internet banking để xác nhận lại lần cuối. Mã OTP sẽ tự động được gửi về địa chỉ mà bạn đã đăng ký chính xác bằng tài khoản của chủ thẻ.
Ngoài ra, khi nhập thông tin thanh toán online dùng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, mặc định mã OTP cũng sẽ được gửi về số điện thoại để người dùng xác nhận giao dịch. Bằng cách này, dù bạn có bị mất thẻ thì kẻ gian cũng chưa chắc lấy được tiền của bạn.
Các loại mã OTP hiện nay
Mã OTP được sinh ra khi khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking và đây được xem là một loại hình dịch vụ nhằm tạo sự tiện lợi cho khách hàng trong mỗi lần giao dịch cũng như tăng tính bảo mật cho các lần giao dịch của khách hàng. Hiện nay đang phổ biến có 3 loại mã OTP được các ngân hàng hầu hết áp dụng đó là :
SMS OTP : Khi khách hàng thực hiện giao dịch ví dụ như : Chuyển khoản, thanh toán dịch vụ .. Thì khách hàng sẽ nhận được tin nhắn mã OTP từ ngân hàng gửi vào số điện mà khách hàng đã đăng ký với ngân hàng. Và Khách hàng sử dụng mã OTP này để thực hiện bước xác thực cuối cùng cho mỗi lần giao dịch. Ví dụ như khi khách hàng A sử dụng thẻ ATM nội địa để chuyển tiền cho người thân. Sau khi đã hoàn thành tất cả các công đoạn từ chọn số tiền, tài khoản gửi thì ngân hàng sẽ gửi về số điện thoại khách hàng một mã OTP. Và Khách hàng dùng mã này để xác thực giao dịch đang thực hiện . Đây là loại mã OTP phổ biến nhất hiện nay , hầu hết tất cả các ngân hàng đều áp dụng ví dụ như : VP bank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV …
Token : Đây là một thiết bị điện tử khi khách hàng đăng ký với ngân hàng . Khách có thể bị mất phí để sử dụng dịch vụ này . Khi bạn thực hiện giao dịch ngân hàng , đến bước xác minh cuối cùng, thiết bị sẽ sinh ra một mã OTP duy nhất trong thời gian quy định mà không cần kết nối mạng để giúp bạn hoàn thành giao dịch
Xem thêm : Số CVV là gì ? Hướng dẫn sử dụng số CVV
Smart Token : Đây là một ứng dụng do ngân hàng tạo ra để cung cấp cho khách hàng của mình. Khách hàng có thể phải trả phí hoặc dùng miễn phí do chính sách cũng như gói sử dụng của khách hàng đối với ứng dụng của ngân hàng. Đây là ứng dụng đi động được chạy trên hệ điều hành Adroid và IOS. Khi thực hiện giao dịch thay vì phải đợi SMS OTP hoặc sử dụng Token thì khách hàng chỉ cần tải ứng dụng trên Google Play hoặc AppStore của ngân hàng mình đang sử dụng để lấy mã OTP kết thúc giao dịch. Hiện nay cũng có rất nhiều ngân hàng đã triển khai ứng dụng Smart Token như TP Bank, BIDV, VP Bank
Ứng dụng Smart Token
Lưu ý khi sử dụng mã OTP
Mã OTP là rào cản cuối cùng để kết thúc một phiên giao dịch, chúng thường có một thời gian nhất định và chỉ được sử dụng một lần cho một phiên giao dịch. Tuy nhiên để giúp khách hàng sử dụng mã OTP hiệu quả cần lưu ý những vấn đề sau
- Luôn kiểm tra số tiền cũng như số tài khoản người nhận trước khi sử dụng mã OTP để kết thúc giao dịch
- Phải đặt mật khẩu hoặc xác thực dấu vân tay khi sử dụng mã OTP hoặc sử dụng Smart Token để tránh kẻ gian lấy được mã OTP
- Luôn bảo mật Token cũng như Smart Token để tránh bị kẻ gian lợi dụng
OTP là mã bảo mật mà ngân hàng cung cấp để ngăn không cho xảy ra những trường hợp đáng tiếc nếu như bạn mất tài khoản hay lộ mật khẩu. Nhưng đối khi sử dụng OTP cũng có một số hạn chế như: OTP là mã có hiệu lực trong một thời gian ngắn và sẽ không nhận được OTP nếu như điện thoại bị mất sóng. Mong rằng qua bài viết vừa rồi các bạn đã có thể hiểu rõ OTP là gì và chức năng và của OTP
Xem thêm :
- Hướng dẫn vay Online mới nhất 2020
- Thẻ tín dụng Fe Credit là gì ? Lãi suất thẻ tín dụng Fe Credit
- Các loại thẻ tín dụng Vpbank
- Hướng dẫn mở thẻ tín dụng Shinhanbank