Ma túy ngựa hồng là loại ma túy như thế nào? Người nghiện sẽ có những biểu hiện gì sau khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu thông tin bên dưới đây.
Bạn đang đọc: Ma túy ngựa hồng và những tác hại khi sử dụng – Tin360
- Các loại ma túy mới và cũ cùng tác hại
- Ma túy cỏ Mỹ là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Nguồn gốc của ma túy ngựa hồng
Ma túy ngựa hồng còn có tên gọi khác là hồng phiến hay Amphetamin; là chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp và là chất gây nghiện dạng kích thích. Đây cũng chính là chất ma túy tổng hợp đầu tiên được đưa vào thị trường người nghiện. Amphetamin trôi nổi trên thị trường bất hợp pháp dưới các hình thức viên nén; dạng bột trắng hoặc bột nhuộm màu.
Trước đây Amphetamin có tên biệt dược là Maxiton; được dùng làm thuốc kích thích não bộ để chống lại cơn buồn ngủ. Tuy nhiên nó đã bị cấm sử dụng làm thuốc từ lâu và bị liệt vào danh sách ma túy nguy hiểm.
Amphetamin được đưa vào mục IIB trong danh mục II các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế (Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ).
Vì sao bị nghiện loại ma túy này?
Ngựa hồng được người nghiện ưa thích vì nó đem lại cảm giác phấn khích mạnh mẽ, cảm giác lâng lâng khoái cảm; sau khi sử dụng các cảm giác đói bụng, mệt mỏi sẽ không còn; tăng cường sức lao động, dẻo dai cho cơ thể và thúc đẩy trí não làm việc hiệu quả.
Có nhiều lý do khác nhau khi người ta sử dụng Amphetamin. Có thể là sử dụng để được “phê”; Có thể sử dụng để duy trì sự tỉnh táo trong thời gian dài; hoặc để có được sự dai sức hơn, tăng sức chịu đựng trong các cuộc thi thể thao…
Các hình thức sử dụng hồng phiến
Amphetamin thường được đưa vào cơ thể thông qua đường uống bằng miệng, đường mũi bằng cách hút, hít; hoặc đưa trực tiếp vào máu bằng tiêm chích. Ngoài ra cũng có một số trường hợp đưa ma túy này vào cơ thể bằng cách nhét vào hậu môn.
Các loại Amphetamin khi được hấp thu qua đường uống sẽ gây tác động lên hệ thần kinh trung ương trong vòng khoảng 1 giờ sau khi uống. Sử dụng đường tiêm tĩnh mạch thường có tác dụng ngay lập tức. Mức độ gây nghiện của Amphetamin thường yếu hơn so với cocain.
Tìm hiểu thêm: SAT là gì? Tất tần tật về Bài thi SAT năm 2023 – UNIMATES Education
>>>>>Xem thêm: Thuế thu nhập hoãn lại là gì? Cách xác định & trình bày trên BCTC?
Tác hại của ma túy ngựa hồng theo liều sử dụng
Khi sử dụng với liều lượng thấp: Aphetamin sẽ khiến nhịp tim tăng nhanh, nhịp thở không đều, huyết áp và thân nhiệt tăng, đổ nhiều mồ hôi, giãn đồng tử, ăn kém ngon, khô miệng, xuất hiện tiêu chảy.
Khi sử dụng với liều lượng cao: người nghiện sẽ trở nên nói nhiều, tính tình hung dữ, mất ngủ, mất khả năng phán đoán, suy xét; kèm theo đó là sự cường phát các biểu hiện khi sử dụng liều thấp.
Amphetamin sử dụng lâu ngày làm người sử dụng có các hành vi khác lạ, cảm giác khó chịu, bồn chồn hiếu động, hoảng loạn, tâm thần bất định, hoang tưởng.
Dừng sử dụng ngựa hồng sau một thời gian dài dùng thuốc sẽ làm người nghiện xuất hiện hội chứng cai; họ trở nên u uất, chán nản, cơ thể dễ mệt mỏi, mê sảng, ngủ không ngon giấc.
Sử dụng ngựa hồng có thể gây tổn hại các bộ phận nào trong cơ thể?
Khi sử dụng loại ma túy này trong thời gian lâu sẽ gây nhiều tác hại cho rất nhiều các bộ phận trong cơ thể người dùng.
Gây nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp kịch phát, dễ phát sinh các bệnh lý mạch máu não; viêm đại tràng, thiếu máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và ruột.
Đối với người mang thai, Amphetamin sẽ làm cho thai nhi chậm lớn, nhẹ cân, vòng đầu nhỏ, dễ dẫn đến sinh non.
Người nghiện ma túy dễ mắc các chứng bệnh viêm gan và nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm bệnh cao do sử dụng chung kim tiêm trong quá trình tiêm chích ma túy.
Ma túy ngựa hồng (hồng phiến) là loại ma túy tổng hợp gây hại không ít cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Không nên thử dù chỉ 1 lần!