2.1 Mạch khuyếch đại
Mạch khuếch đại còn được gọi là khuếch đại, đây là một thiết bị hoặc linh kiện bất kỳ, sử dụng một lượng công suất nhỏ ở đầu vào để giúp điều khiển một luồng công suất lớn ở đầu ra.
Trong mạch khuếch đại, ta có thể chia thành ba loại khác nhau như sau:
-
Mạch điện tử khuếch đại công suất: Đây là loại mạch khi ta đưa một tín hiệu có công suất yếu vào thì tín hiệu đầu ra sẽ có công suất mạnh hơn nhiều lần. Nó là sự kết hợp của cả hai loại mạch trên.
-
Mạch khuếch đại về dòng điện: Loại mạch giúp ta thu được một tín hiệu có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu có cường độ yếu được đưa vào ban đầu.
-
Khuếch đại về điện áp: Loại mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào thì kết quả của đầu ra sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
Mạch khuếch đại
2.2 Mạch nguồn (chỉnh lưu, lọc, ổn áp)
Đây là loại mạch dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Trong mạch chỉnh lưu lại gồm hai loại là mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ và toàn chu kỳ.
2.3 Mạch tạo xung
Còn loại mạch này là loại board mạch dùng để mắc phối hợp các linh kiện điện tử và nhằm biến đổi năng lượng dòng điện một chiều thành năng lượng điện có xung và tần số theo yêu cầu.
2.4 Mạch tạo sóng hình sin
Giúp tạo ra tín hiệu sin chuẩn về biên độ và tần số. Thường dùng làm nguồn tín hiệu để kiểm tra đặc tính của các linh kiện, các mạch khuếch đại và các thiết bị điện tử khác.
Ta có thể phân loại các dạng tạo sóng hình sin dựa theo đặc tuyến về linh kiện và tần số dao động và ứng dụng để dùng làm sóng mang, sóng điều chế trong kỹ thuật thu phát vô tuyến điện.
3. Mạch điện tử có công dụng gì?
Hầu hết các bộ phận trên bo mạch điện tử như mạch điện, cổng giao tiếp đều tiếp xúc với không khí chứa rất nhiều bụi bẩn. Lúc này, các chất bẩn rất dễ bám chặt vào các bo mạch điện tử, nếu tiếp tục tích tụ lâu dài thì bo mạch sẽ bị ẩm, tăng khả năng bị chập mạch, giảm khả năng tản nhiệt của thiết bị. Dẫn đến hiệu suất làm việc của hệ thống bị giảm đi. Thậm chí, nguy hiểm hơn có nhiều loại bụi, chất bẩn đặc biệt có thể ăn mòn bảng bo mạch.
Đó là lý do, thao tác vệ sinh sạch sẽ bo mạch điện tử thường xuyên là việc làm vô cùng quan trọng. Cách làm sạch mạch điện tử đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo khả năng dẫn truyền tín hiệu, hiệu suất hoạt động của thiết bị điện tử.
Hiện nay có nhiều cách để làm sạch, thế nhưng nếu bạn sử dụng nước, xà phòng hoặc xăng để lau chùi mạch điện tử thì sẽ rất dễ làm hỏng toàn bộ bo mạch. Cách tốt nhất để làm sạch mạch điện tử là sử dụng hóa chất vệ sinh chuyên dụng.
Vì sao cần phải làm sạch mạch điện tử
5. Cách vệ sinh mạch điện tử đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện
Để đảm bảo hiệu quả làm sạch một cách tối đa cũng như sự an toàn của mạch điện tử, chúng ta nên sử dụng bình xịt làm sạch cũng như các hóa chất làm sạch mạch điện tử.
Sau đây là cách sử dụng bình xịt làm sạch mạch điện tử đúng kỹ thuật, hiệu quả cao bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Ta cần loại bỏ tất cả các nguồn phát lửa xung quanh trước khi sử dụng, do hơi sản phẩm nặng hơn không khí và có thể lan truyền xa.
- Bước 2: Luôn luôn tắt nguồn điện vào máy trước khi sử dụng bình xịt. Lưu ý, tuyệt đối không được sử dụng khi các thiết bị điện tử đó vẫn còn đang hoạt động sẽ vô cùng nguy hiểm.
- Bước 3: Tháo bo mạch rời khỏi bộ phận điện tử hoặc tủ điện điều khiển, bạn nên chụp lại hình trước khi tháo rời để khi ráp lại sẽ đúng vị trí hơn.
- Bước 4: Tiếp theo, ta lắc đều bình xịt và xịt lên bề mặt bo mạch điện tử cần vệ sinh một cách kỹ càng với lượng hóa chất vừa đủ. Khoảng cách thích hợp, hiệu quả nhất là từ 20 – 30 cm.
- Bước 5: Trước khi đưa thiết bị vào sử dụng, ta cần chờ khoảng 20 – 30s để cho sản phẩm bay hơi và khô hoàn toàn.
- Bước 6: Bước cuối cùng tiến hành lắp ráp lại đúng vị trí ban đầu.
Cách vệ sinh mạch điện tử đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện