Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, IT Manager ngày càng gắn kết vai trò của họ với sự tăng trưởng và thành công của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn vai trò của vị trí này, bạn hãy khám phá mô tả công việc của một IT Manager qua bài viết sau của HRchannels nhé!
IT Manager là gì?
IT Manager được biết đến là người chịu trách nhiệm cao nhất về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin trong một doanh nghiệp. Họ là người đưa ra quyết định công nghệ nào sẽ được sử dụng cho doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng giữ vai trò là người lãnh đạo bộ phận IT của doanh nghiệp. Bộ phận IT bao gồm các nhân viên và chuyên gia làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cụ thể chức năng của bộ phận này là đảm nhiệm việc xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, quyết định sử dụng phần mềm phần cứng nào cho phù hợp,…
Xem thêm: CIO là gì? Tất tần tật những điều cần biết về CIO
Mô tả công việc của một IT Manager
IT Manager là một trong những vị trí nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp. Họ thường đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng. Sau đây là bản mô tả công việc chi tiết của một IT Manager thường thấy:
1. Quản lý các vấn đề kỹ thuật công nghệ thông tin của doanh nghiệp
IT Manager có trách nhiệm quản trị toàn bộ hệ thống server nội bộ, mail, web, mạng internet, phần cứng, phần mềm, tổng đài nội bộ, hệ thống mạng máy chủ kế toán,… trong các doanh nghiệp. Đồng thời còn có trách nhiệm thiết lập hệ thống kiến trúc hạ tầng cơ sở công nghệ cho doanh nghiệp, bao gồm: server, PCs, laptop, máy in, máy scan, máy fax, máy photo,… >>> Xem thêm: IT Manager hội tụ những kỹ năng nào?
Thiết kế và cài đặt hệ thống máy chủ nội bộ, mạng nội bộ, internet, wifi, camera, máy chấm công, hệ thống điện thoại trong công ty.
Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống server chủ; quản lý hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, nhịp nhàng.
Tổ chức sửa chữa, khắc phục các sự cố máy tính, sự cố hệ thống mạng, không để hoạt động của công ty bị gián đoạn bởi các trục trặc từ hệ thống công nghệ thông tin.
Đưa ra các đề xuất phần mềm ứng dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng và quản lý việc sử dụng các phần mềm đó trong công việc. Đảm bảo việc sử dụng các phần mềm này mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
Quản lý việc vận hành hệ thống website của doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả. Thực hiện việc cập nhật nội dung, bảo trì, sửa chữa các lỗi kỹ thuật trên hệ thống website. Tiến hành backup dữ liệu server và dữ liệu hệ thống website.
2. Xây dựng và duy trì chiến lược công nghệ
IT Manager sẽ nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp để xây dựng chiến lược công nghệ cho công ty. Đồng thời duy trì chiến lược bằng cách thiết lập và thực hiện các chính sách, thủ tục phù hợp cũng như kiến tạo một môi trường làm việc an toàn và bảo mật. Nhờ vậy các chức năng trong hệ thống công nghệ thông tin có thể đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh và duy trì hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm: Mô tả công việc của một IT Manager 3. Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các dự án công nghệ thông tin
Chỉ đạo việc nghiên cứu nhằm xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án phát triển công nghệ thông tin cho toàn công ty. Phối hợp các nguồn lực của doanh nghiệp để hoàn thành các dự án.
Đánh giá xu hướng công nghệ thông tin và đánh giá các nhà cung cấp phần mềm và giải pháp để có thể tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc các ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp, giúp gia tăng năng suất làm việc. >>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn IT Manager
4. Thiết kế, xây dựng kiến trúc cơ sở hạ tầng công nghệ
Chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, mạng công nghệ thông tin trong công ty. Thực hiện các quy trình sao lưu, kiểm soát cấu trúc, bảo mật thông tin và quy trình khắc phục sự cố để đảm bảo các tài sản của công ty được bảo quản tốt nhất.
Ngoài ra, IT Manager còn phải quản lý việc mua sắm các trang thiết bị công nghệ thông tin cho doanh nghiệp. Giám sát quá trình mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin, bao gồm đánh giá lựa chọn thiết bị, đánh giá nhà cung cấp và thực hiện quy trình mua sắm đúng quy định của công ty.
5. Quản lý hoạt động phòng IT
Xác định định hướng phát triển, lập kế hoạch, chính sách hoạt động cho phòng IT. Thực hiện việc phân công công việc cho các nhân viên phòng IT hiệu quả. Có kế hoạch cụ thể để đánh giá kết quả công việc toàn bộ phận và có biện pháp khen thưởng, kỷ luật nhân viên phù hợp.
Là một IT Manager, bạn cần phải xây dựng chiến lược tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân viên mới phù hợp. Đảm bảo nguồn nhân lực bộ phận IT luôn đáp ứng tốt các yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng thời, còn phải xây dựng ngân sách hoạt động IT, cũng như có trách nhiệm quản lý việc sử dụng ngân sách, đảm bảo các hoạt động được thực hiện trong phạm vi ngân sách được duyệt. Xem thêm: Đăng ký Hồ sơ nhận Việc làm IT Manager Xem Việc làm IT & CNTT
HRchannels – Great Solution. Great People!
HRchannels – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: [email protected] / [email protected]
Website: sentayho.com.vn
Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân – Cầu Giấy – Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
- IT Manager
- công việc của một IT Manager
- cong viec cua mot IT Manager
- cong viec cua IT Manager
- mô tả công việc của một IT Manager
- mo ta cong viec cua mot IT Manager