Việc làm Nghệ thuật – Điện ảnh
1. Hiểu về nhiếp ảnh gia như thế nào?
nhiếp ảnh gia chính là người làm cho những bức ảnh trở lên đẹp mắt, có hồn và mang tính nghệ thuật hơn thông qua chính nghệ thuật trong những năm gần đây khi du lịch bụi – phượt trở thành trào lưu của giới trẻ, tự đi du lịch, tự khám phá tự chiêm nghiệm cuộc sống điều này có lẽ không còn gì thích thú bằng việc ghi là hành trình bằng những chiếc máy ảnh thật xịn sò đi khắp thế gian, và nhìn đời qua cả hai lăng kính thật và ảo, bắt trọn mọi khoảnh khắc, giữ lại mọi khung hình và làm cho các bức ảnh có hồn thông qua kỹ thuật nhiếp ảnh, đó cũng chính là một phần mô tả công việc nhiếp ảnh gia.
có thể phân biệt nhiếp ảnh gia ra làm hai loại chính, một là chuyên nghiệp hai là nghiệp dư, bán chuyên nghiệp. nhiếp ảnh không chỉ là một sở thích một công việc mà đó còn là nghề nghiệp mang lại thu nhập cho chính các nhiếp ảnh gia đó mà một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có được từ các công ty.
Nhiếp ảnh gia – freelancer – người làm nghề tự do, họ có thể làm việc với tư các là cộng tác viên của các công ty về một hoặc nhiều mảng khác và thực hiện công việc nhiếp ảnh theo đơn đặt hàng của các công ty đó. hoặc đơn giản, bạn có thể hiểu nhiếp ảnh gia tự do họ có thể đi theo một con đường riêng mà họ lựa chọn, tự thực hiện tất cả các công đoạn của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tự tạo ra sản phẩm và bán sản phẩm của chính mình thông qua các buổi triển lãm ảnh.
Trong thực tế ảnh có sự đa dạng về thể loại kéo theo sự đa dạng về lĩnh vực và tính chất công việc mà một nhiếp ảnh gia có thể tự lựa chọn cho mình một lối đi riêng. bên cạnh các nhiếp ảnh gia làm công việc tự do thì cũng có các nhiếp ảnh gia làm việc theo chuyên ngành mang tính chuyên môn cao như nhiếp ảnh gia chân dung và các vụ án – họ sẽ chỉ làm một công việc về một mảng riêng biệt và thường làm việc cho một công ty hay một tổ chức nhất định.
2. Mô tả công việc nhiếp ảnh gia – Photographer là làm gì?
để một bức ảnh mang tính nghệ thuật cao thì các nhiếp ảnh gia không chỉ đơn giản là chỉ làm các công việc như chụp ảnh mà ngược lại, công việc này đòi hỏi nhiều hơn thế nữa.
công việc của nhiếp ảnh gia không chỉ đơn giản là chụp ảnh mà còn thực hiện nhiều công việc khác nữa. Để có thể các bức ảnh đẹp nhiếp ảnh gia cần thực hiện các công việc một cách có quy trình như sau:
2.1. Nhiếp ảnh gia và công việc chuẩn bị trước khi chụp ảnh
chụp ảnh và chuẩn bị chụp ảnh cần làm các công việc cụ thể như sau:
– Lên ý tưởng để chụp ảnh về các chủ đề khác nhau
– Chuẩn bị các thiết bị, công cụ như máy ảnh, chân máy ảnh, thiết bị chống rung, thiết bị tạo ánh sáng
– Lên ý tưởng và chọn bối cảnh phù hợp để thực hiện chụp ảnh
– Chuẩn bị các đạo cụ và các nguyên vật liệu trong việc rửa ảnh.
đối với các nhiếp ảnh gia thực hiện công việc chụp ảnh phim thì tất nhiên họ cần chuẩn bị các nguyên vật liệu để phục vụ cho việc rửa ảnh và làm việc trong phòng rửa ảnh thay vì làm vie việc với máy tính và các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh.
Việc làm nghệ thuật – điện ảnh tại Hà Nội
2.2. Nhiếp ảnh gia và công việc chính chụp ảnh
sau khi thực hiện tất cả các công đoạn như trên thì các nhiếp ảnh gia sẽ đi vào công việc tiếp theo đó chính là chụp ảnh. đây là công việc chính và cũng là công việc
công việc trong quá trình chụp ảnh: Chụp ảnh là công việc chính đây chính là bước thực hành của các nhiếp ảnh gia, thế nhưng đây hoàn toàn là một công việc không hề dễ dàng chút nào bởi người chụp ảnh phải làm một công việc vừa mang tính nghệ thuật và vừa mang tính kỹ thuật. Tính kỹ thuật được thể hiện trong việc sử dụng các thiết bị và áp dụng các tính năng cho các thiết bị ấy.
một ví dụ điển hình đó chính là việc xác định kỹ thuật chụp ảnh gần xa, sử dụng zoom hình, chọn góc hình, sử dụng các thiết bị phục vụ cho ánh sáng thuận lợi nhất. Tính nghệ thuật được thể hiện ở đây đó chính là việc lựa chọn góc máy đẹp nhất và chụp ảnh, tùy thuộc vào mục đích của người chụp ảnh và
Tuyển dụng nhiếp ảnh gia
2.3. Công việc hậu chụp ảnh của nhiếp ảnh gia là gì?
chỉnh sửa ảnh: Sau khi chụp được những tấm ảnh ưng ý nhất thì việc chỉnh sửa ảnh cũng quan trọng không kém. Công đoạn này phụ thuộc phần lớn và công đoạn trước mà các nhiếp ảnh gia làm có tốt hay không? Mà các nhiếp ảnh gia phải áp dụng kỹ thuật tin học về thiết kế và chỉnh sửa ảnh để thay đổi màu sắc, cấu trúc, ánh sáng, độ tương phản, cân bằng trắng,…Bởi trong quá trình chụp ảnh không thể tránh khỏi những vấn đề, tác động khách quan và chủ quan tác động đến bức ảnh và làm cho bức ảnh đó không có được sự hoàn hảo nhất định.
Tuyển dụng nhân viên sửa ảnh
sau công đoạn về chỉnh sửa ảnh đã hoàn thành đó chính là lúc mà các nhiếp ảnh gia cần thực hiện công đoạn gần cuối cùng để có thể hoàn thiện sản phẩm đó chính là rửa ảnh. Rửa ảnh là công đoạn cần nhiều kỹ thuật không kém phần so với các công đoạn làm việc trên. Vì vậy có thể khẳng định nhiếp ảnh gia là một nghề không hề dễ dàng.
sau khi đã có sản phẩm hoàn chỉnh rồi thì bước cuối cùng đó chính là thực hiện triển lãm ảnh theo chủ đề – công việc mang tính chất thương mại hóa và tạo lợi nhuận, thu nhập cho các nhiếp ảnh gia. Bên cạnh việc mở các buổi triển lãm các nhiếp ảnh gia cũng có thể tự quảng bá sản phẩm của mình bằng các phương tiện truyền thông đại chúng sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn làm việc trên thì đây là lúc thực hiện các chiến lược kinh doanh tạo thu nhập và lợi nhuận cho toàn bộ công sức mình đã bỏ ra trước đó.
3. Yêu cầu để trở thành một nhiếp ảnh gia là gì?
đối với công việc mang tính chất nghệ thuật này thì có sự khác biệt rất lớn so với những công việc trên thị trường hiện nay bởi:
– Bằng cấp không còn là trở ngại thay vào đó nếu bạn có con mắt nghệ thuật và đáp ứng đầy đủ các tố chất mà một nhiếp ảnh gia cần có
– Kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng hơn cả trình độ bằng cấp, sự kết hợp của năng khiếu nghệ thuật cộng thêm các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc sẽ giúp bạn trở lên chuyên nghiệp hơn bằng con đường thực nghiệm thay vì dùi mài các kiến thức trên sách vở mà không có thực hành.
– Có hiểu biết về các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ, các thông số kỹ thuật của máy ảnh và áp dụng vào trong quá trình thực hiện việc chụp ảnh. Có kiến thức, kỹ năng về các thiết bị và kỹ thuật quay phim cũng như trình độ.
– Có khả năng phân tích và chọn được góc ảnh đẹp, mang tính chất nghệ thuật cao, chủ động và linh hoạt trong công việc về cách làm việc và quá trình làm việc
– Làm việc độc lập cũng là một yếu tố cần có trong một nhiếp ảnh gia – một công việc đòi hỏi tính di chuyển rất nhiều, sự tập trung cao độ về công việc để tạo nên một bức hình đẹp.
– Đam mê với nghề – yêu thích chính công việc mình làm ra và tạo ra được các giá trị, nuôi sống bản thân từ chính công việc chủ mình
– Có sự hiểu biết đa dạng về các lĩnh vực khác nhau hay nói cách khác là trở nên đa năng trong mọi công việc. bởi trong thực tế nhiếp ảnh gia làm nên các bức ảnh với các lĩnh vực làm việc khác nhau, vì vậy mà yêu cầu về cách làm việc đối với mỗi lĩnh vực của nhiếp ảnh gia là khác nhau.
Tuyển dụng thợ chụp ảnh
4. Làm sao để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bạn cần đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tố chất, phẩm chất và thái độ làm việc đối với công việc.
Tham gia các khóa đào tạo về nhiếp ảnh, các chương trình đào tạo các hội nhóm để học hỏi thêm các kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là từ những chia sẻ của những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, từ mạng xã hội, từ các khóa đào tạo trực tiếp, từ các sách dạy về nhiếp ảnh,…
Thực hành áp dụng lý thuyết từ kiến thức học được vào thực tiễn bằng thực hành – thực hiện quy trình làm việc lặp đi, lặp lại nhiều lần để có thể phát hiện ra các quy luật, điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi sản phẩm và thay đổi, phát triển hơn trong các sản phẩm tiếp theo.
5. Môi trường làm việc của nhiếp ảnh gia
môi trường làm việc của nhiếp ảnh gia có sự thay đổi linh hoạt không cố định, tùy thuộc vào công đoạn làm việc của nhiếp ảnh gia ở đâu? Họ có thể làm việc trong các studio, làm việc ngoài trời, hay trong các phòng ốc,..tùy thuộc và lĩnh vực mà họ chọn để làm việc, chủ đề mà họ hướng đến, đối tượng mà họ làm việc cùng.
Mô tả công việc nhiếp ảnh gia – Họ là ai? Bạn có muốn trở thành nhiếp ảnh gia sau khi đọc xong bài viết này hay không? đây quả là một công việc vô cùng thú vị những để đi sâu và đi xa hơn với nghề thì đây sẽ là một thách thức đối với công việc này. Tuy nhiên một khi đã đam mê với nghề thì không điều gì có thể cản trở được bạn, hãy sống với đam mê, làm thật tốt công việc mình thích và tạo ra giá trị từ công việc đó – nhiếp ảnh gia – nghệ thuật và đam mê.