Một trong những cách thức tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế, xã hội và tạo môi trường kinh tế không thể không nhắc đến năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng giúp một nền kinh tế có năng suất cao và tạo ra nhiều thành quả lao động.
Vậy năng lực cạnh tranh là gì, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm những gì. Nhằm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn chúng tôi xin chia sẻ gửi đến Quý khách hàng qua bài viết dưới đây.
Năng lực cạnh tranh là gì?
Năng lực cạnh tranh là khả năng, lợi thế của một chủ thể kinh doanh trong việc tạo ra việc làm, sản phẩm hàng hóa, tập trung nguồn lao động dồi dào,thu nhập cao hơn so với chủ thể kinh doanh khác trên cùng một thị trường và cùng thời gian.
Năng lực cạnh tranh chính là một cách thức tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, có thể hiểu đây là yếu tố quan trọng khẳng định thành quả lao động và năng suất cao trong kinh tế.
Năng lực cạnh tranh được thể hiện ở ba cấp độ khác nhau gồm:
– Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cấp ngành.
– Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
– Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Năng lực cạnh tranh tiếng Anh là gì?
Năng lực cạnh tranh tiếng Anh là Competitiveness
Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Ngoài nắm rõ khái niệm năng lực cạnh tranh là gì, Luật Hoàng Phi xin cung cấp thêm thông tin về tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cụ thể gồm:
– Thương hiệu và danh tiếng:
+ Danh tiếng, uy tín của một danh nghiệp được thể hiện qua sản phẩm sản xuất, hoạt động thiện nguyện, kinh doanh minh bạch, thực hiện đúng nghĩa vụ đối với nhà nước…Đối với doanh nghiệp đã có thương hiệu lâu đời, thường xuyên chăm lo cho sản phẩm, tạo ra điểm mới, khác biệt và chất lượng trên thị trường.
+ Thương hiệu và danh tiếng là sự cố gắng, phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp được cộng đồng trong nước và ngoài nước biết đến.
– Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường
+ Tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh là thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Thị phần được hiểu là số sản phẩm của doanh nghiệp được bán ra thường xuyên và tăng số lượng.
Thị phần càng lớn càng khẳng định được số sản phẩm được bán ra nhiều, được nhiều khách hàng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh cao trên thị có thể chiếm lĩnh thị trường.
+ Cần tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ sản phẩm, cung cấp sản phẩm để phát triển thị phần.
+ Các đối tác cũng xem xét và quan tâm lấy tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh là thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường để đầu tư.
– Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
+ Người lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng suất máy móc, công nghệ…là nhưng tiêu chí tổng hợp của năng suất lao động.
+ Năng suất lao động của doanh nghiệp cao bao nhiều thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu trên cùng một thị trường kinh doanh.
+ Có 4 nhóm tiêu chí đánh chất lượng sản phẩm: nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ, nhóm an toàn – vệ sinh, nhóm kỹ thuật và nhóm kinh tế.
– Trách nhiệm đối với xã hội
+ Trách nhiệm đối với xã hội đây là tiêu chí đánh giá cao đối với các doanh nghiệp. Để có được năng lực cạnh tranh cao thì sản phẩm tạo ra không gây ô nhiễm môi trường.
+ Các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo đến trường, người bị mắc các căn bệnh hiểm nghèo…
Tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu cơ bản và các chỉ tiêu cụ thể.
Các chỉ tiêu cơ bản bao gồm giá thành và giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối và uy tín doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu định lượng bao gồm những chỉ tiêu cơ bản: thị phần của sản phẩm trên thị trường trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh; mức sản lượng, doanh thu tiêu thị của mặt hàng đó trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh; mức chênh lệch về giá của mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Các chỉ tiêu định tính bao gồm những chỉ tiêu cơ bản: mức chênh lệch về chất lượng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh; mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu cách so với các đối thủ cạnh tranh; ấn tượng về hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa của nhà sản xuất ra mặt hàng đó so với hàng hóa cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn gửi tới Quý khách hàng tham khảo về năng lực cạnh tranh là gì, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 6557.