Nền kinh tế thị trường mới nổi là gì? Đặc điểm và xếp hạng các nền kinh tế mới nổi

Kinh tế là một nhân tố quan trọng và cũng chính thước đo giá trị phát triển, hội nhập của đất nước. Thuật ngữ nền kinh tế là một thuật ngữ chuyên ngành, được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Nền kinh tế thị trường mới nổi là một trong số những dạng của nền kinh tế. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu nền kinh tế thị trường mới nổi là gì cũng như những đặc điểm và xếp hạng các nền kinh tế mới nổi?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về nền kinh tế:

Ta hiểu về nền kinh tế như sau:

Nền kinh tế là một khái niệm được dùng nhằm mục đích để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một nước, cũng như nhằm mục đích để đánh giá quy mô của một nền kinh tế,người ta thường dùng đại lượng có tên là tổng sản phẩm trong nước, viết tắt là GDP. Đại lượng này ra đời cũng cho biết giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong thời kỳ nhất định.

Người ta có thể tính toán phần đóng góp của các bộ phận cấu thành nền kinh tế vào GDP theo nhiều cách khác nhau, ví dụ dựa trên khu vực lớn (khu vực cá nhân hay hộ gia đình, khu vực doanh nghiệp hay công ty, khu vực tài chính, khu vực công cộng hay chính phủ, khu vực nước ngoài ) hoặc dựa trên các ngành sản xuất.

Đặc điểm của nền kinh tế:

– Thứ nhất, nền kinh tế của một quốc gia áp dụng cho tất cả mọi người trong quốc gia đó.

Một nền kinh tế bao gồm tất cả các hoạt động tiến hành xoay quanh hàng hóa, dịch vụ. Đó là hoạt động sản xuất, tiêu thụ và thương mại hàng hóa, dịch vụ trong một khu vực.

Về cơ bản trong xã hội sẽ có ba nhóm đối tượng, cụ thể đó là: Bên tiến hành hoạt động sản xuất; Bên trung gian đưa hàng hóa ra thị trường và người tiêu dùng.

Xem thêm: Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ trong thời kỳ kinh tế khó khăn? Tìm nguồn tài chính cho doanh nghiệp

Như vậy, ta nhận thấy, nền kinh tế theo nghĩa rộng được tiến hành xoay quanh tất cả các đối tượng trong xã hội. Từ các cá nhân đến các thực thể như các tập đoàn và chính phủ.

– Thứ hai, nền kinh tế của một quốc gia, khu vực thì đặc trưng cho quốc gia, khu vực đó.

Việc học hỏi các nền kinh tế phát triển thực chất được hiểu là việc học hỏi kinh nghiệm, cách thức thức tiếp cận thị trường với các quốc gia đó. Tuy nhiên cách thức áp dụng lại phải dựa trên tình hình thực tế của từng quốc gia, khu vực. Bởi nền kinh tế có sự phụ thuộc nhất định vào các yếu tố đặc trưng cho từng quốc gia. Nền kinh tế của một khu vực hoặc quốc gia cụ thể được điều chỉnh bởi các cuộc cách mạng về công nghệ, lịch sử văn minh và tổ chức xã hội, yếu tố địa lý và sinh thái, văn hóa và pháp luật,…

Như vậy, ta nhận thấy rằng, không có hai nền kinh tế giống hệt nhau cùng tồn tại. Cách thức hoạt động của các nền kinh tế cũng cần phải dựa trên các điều kiện cơ bản của xã hội. Điều tạo ra các giá trị khác biệt, và đã giúp tạo cơ sở phân biệt và so sánh hai hay nhiều nền kinh tế với nhau.

Phân loại một số mô hình kinh tế:

Nền kinh tế thị trường cũng cho phép hàng hóa tự do lưu hành trong thị trường, theo cung và cầu. Loại hình kinh tế này có xu hướng tự cân bằng theo tự nhiên. Khi giá trong một ngành cho một ngành công nghiệp tăng do nhu cầu, tiền bạc và lao động cần thiết để lấp đầy nhu cầu đó sẽ tự động chảy đến những nơi cần chúng.

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung phụ thuộc vào một tác nhân chính trị trung ương, điều khiển giá và phân phối hàng hóa. Cung và cầu không thể diễn ra tự nhiên trong hệ thống này vì nó được lên kế hoạch tập trung, do đó sự mất cân đối là thường xuyên xảy ra.

Nền kinh tế xanh phụ thuộc vào các dạng năng lượng tái tạo, bền vững. Các hệ thống này hoạt động với mục tiêu cuối cùng là cắt giảm lượng khí thải carbon, khôi phục đa dạng sinh học, dựa vào các nguồn năng lượng thay thế và nói chung là có mục đích bảo tồn môi trường.

Xem thêm: Thao túng trong kinh tế là gì? Thao túng giá chứng khoán và thao túng tiền tệ

Nghiên cứu về kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế được gọi là kinh tế học. Kinh tế có thể được chia thành hai lĩnh vực trọng tâm, kinh tế học vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các cá nhân và công ty để hiểu tại sao các chủ thể đưa ra quyết định kinh tế và những quyết định này có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống kinh tế lớn hơn. Nó cũng tập trung vào các ngành và thị trường cụ thể, thay vì trên thị trường nói chung.

Trong khi đó, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế, tập trung vào các quyết định và vấn đề quy mô lớn, bao gồm cả thất nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Kinh tế vĩ mô cũng có thể được sử dụng trên phạm vi đất nước cho tới quy mô toàn cầu.

Ý nghĩ đó chính là để có thể thể hiện những nỗ lực của các Chính phủ trong tái cấu trúc nền kinh tế hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.

Như vậy, từ những phân tích nêu trên, ta có thể thấy, với mỗi nền kinh tế khác nhau lại đem đến một ý nghĩa cho xã hội. Tùy thuộc vào hướng phát triển của Quốc gia trong thời kỳ cụ thể mà các nền kinh tế khác nhau được áp dụng. Tuy nhiên, các yếu tố liên quan đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên luôn cần được ưu tiên bảo vệ.

2. Tìm hiểu về nền kinh tế thị trường mới nổi:

Khái niệm nền kinh tế thị trường mới nổi:

Nền kinh tế thị trường mới nổi được hiểu cơ bản là nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển đang ngày càng hội nhập với các thị trường toàn cầu. Các quốc gia được xếp hạng là nền kinh tế thị trường mới nổi là những nước có một số (nhưng không phải tất cả) đặc điểm của một thị trường phát triển.

Khi nền kinh tế thị trường mới nổi phát triển thường trở nên hòa nhập hơn với nền kinh tế toàn cầu, thể hiện qua việc tăng tính thanh khoản của thị trường vốn và thị trường nợ trong nước, tăng khối lượng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và sự phát triển của các tổ chức tài chính và pháp lí hiện đại trong nước.

Hiện tại, một số nền kinh tế thị trường mới nổi đáng chú ý bao gồm Ấn Độ, Mexico, Nga, Pakistan và Saudi Arabia.

Xem thêm: Nền kinh tế đóng là gì? Phân biệt nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở?

Điều quan trọng nhất một nền kinh tế thị trường mới nổi thường đang chuyển từ một nền kinh tế tiền công nghiệp, kém phát triển, thu nhập thấp sang một nền kinh tế công nghiệp hiện đại với mức sống cao hơn. Việc đó cũng có ý nghĩa quan trọng với các quốc gia.

Nền kinh tế thị trường mới nổi trong tiếng Anh là gì?

Nền kinh tế thị trường mới nổi trong tiếng Anh là Emerging Market Economy.

Đặc điểm của nền kinh tế thị trường mới nổi:

Các thị trường mới nổi thông thường không có những tổ chức điều tiết và quản lí thị trường đạt được mức độ phát triển giống như trong các nước phát triển.

Hiệu quả thị trường và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kế toán và chứng khoán ở các thị trường mới nổi nói chung không bằng các nền kinh tế tiên tiến (như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản), các thị trường này vẫn có cơ sở hạ tầng tài chính bao gồm ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và đồng tiền thống nhất trong nước.

Một khía cạnh quan trọng của các nền kinh tế thị trường mới nổi đó chính à chúng dần áp dụng các cải cách và thể chế giống như các nước phát triển hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các nền kinh tế thị trường mới nổi hiện nay cũng có xu hướng giảm dần hoạt động khai thác tài nguyên và nông nghiệp, tập trung vào các hoạt động công nghiệp và sản xuất. Các nền kinh tế thị trường mới nổi thường theo đuổi những chiến lược công nghiệp và thương mại có chủ đích để nhằm mục đích có thể khuyến khích tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa.

Xếp hạng nền kinh tế thị trường mới nổi:

Các chuyên gia khác nhau phân loại các nền kinh tế thị trường mới nổi theo những cách khác nhau. Mức thu nhập, chất lượng của hệ thống tài chính và tốc độ tăng trưởng được cho là những tiêu chí phổ biến được sử dụng, nhưng các tiêu chuẩn đánh giá toàn diện của mỗi người có thể khác nhau.

Ví dụ cụ thể như quỹ Tiền tệ Quốc tế xếp loại 23 quốc gia thuộc thị trường mới nổi, trong khi Morgan Stanley Capital International phân loại 24 quốc gia là thị trường mới nổi. Standard and Poor’s và Russell, Dow Jones lần lượt phân loại thị trường mới nổi gồm 23, 19, 22 quốc gia.

Các tổ chức trên có thể tùy ý thay đổi danh sách quốc gia thuộc thị trường mới nổi của mình bằng cách nâng hoặc giảm xếp hạng một quốc gia thành nền kinh tế phát triển hoặc hạ xuống thành nền kinh tế thị trường cận biên.

Tương tự như vậy, các quốc gia phát triển có thể bị hạ cấp xuống một thị trường mới nổi như Hy Lạp, hoặc thị trường cận biên có thể được nâng lên một thị trường mới nổi cụ thể như Qatar và Argentina.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *