Ngũ hành tương sinh là gì? Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ,Thổ sinh Kim hay Kim sinh Thủy là như thế nào? Đó là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là khái niệm, cách chọn vòng tay phong thủy trầm theo ngũ hành.
Bạn đang đọc: Ngũ hành tương sinh tương khắc là gì? Ý nghĩa & ứng dụng Phong Thủy
I. Ngũ hành tương sinh là gì?
1. Khái niệm về ngũ hành tương sinh
Trước hết, chúng ta cần phải định nghĩa rõ ngũ hành là gì.
– Theo phong thủy, vạn vật trên trái đất đều được sinh ra từ 5 yếu tố cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong môi trường tự nhiên, 5 yếu tố này được gọi là ngũ hành.
– Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật, mối quan hệ về tương sinh, tương khắc, phản sinh, và phản khắc. Các yếu tố này tồn tại song hành với nhau, dựa trên sự tương tác qua lại. Không thể phủ nhận, tách rời bất kì yếu tố nào trong chúng.
Vậy ngũ hành tương sinh là gì ? Chúng có quy luật như thế nào ?
– Ngũ hành không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc.
– Thế nào là Ngũ hành Tương sinh? Tương sinh có nghĩa là vật này bồi đắp, nuôi dưỡng, nâng đỡ cho vật kia lớn mạnh và phát triển. Vạn vật cộng hưởng, nương tựa để cùng sinh trưởng. Từ đó tạo thành một vòng tròn Tương sinh khép kín: MỘC – HỎA – THỔ – KIM – THỦY – MỘC – HỎA
– Quy luật tương sinh, tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất. Chính qui luật này tạo nên sự sống của vạn vật. Hai yếu tố này không hề tồn tại độc lập với nhau. Trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đấy còn gọi là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật.
2. Luật tương sinh
Theo quy luât ngũ hành, tương sinh bao gồm hai phương diện. Một là cái sinh ra nó. Và hai là cái nó sinh ra (hay còn được gọi là mẫu và tử). Nguyên lý của quy luật tương sinh:
- Mộc sinh Hỏa: Cây khô khi đốt cháy sinh ra lửa, Mộc làm nguyên liệu đốt cho Hỏa.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi lại trở về với cát đất.
- Thổ sinh Kim: như ta đã biết im loại, quặng hình thành từ trong đất.
- Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch có thể lỏng.
- Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của thực vật.
II. Ứng dụng của ngũ hành tương sinh trong đời sống:
Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.
1. Ứng dụng ngũ hành xem hướng nhà đất:
Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam
Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam
Cuối cùng là Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
2. Ứng dụng chọn cây cảnh phong thủy theo ngũ hành:
Cây thuộc hành Kim: cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Lan Ý, Cây Ngọc Ngân,…hay những loại cây thuộc hành Thổ vì Thổ sinh Kim.
Cây thuộc hành Thủy: cây Phát Tài Búp Sen, cây Phát Lộc, các cây dòng họ Tùng (cây Thủy Tùng, Tùng Bồng Lai,…),… Chọn thêm những cây thuộc hành Kim sẽ hỗ trợ mang đến tài lộc.
Cây thuộc hành Hỏa: những chậu cây thiên về sắc đỏ sẽ hợp với mệnh Hỏa như cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc,… Những cây thuộc Mộc sẽ gia tăng thêm vượng khí cho gia đình.
Cây thuộc hành Mộc: cây Ngọc Bích, cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh,… Những loại cây này rất tốt cho những người thuộc hành Mộc. Có thể chọn thêm những cây thuộc mệnh Thủy.
Cuối cùng là cây thuộc hành Thổ: thích hợp nhất vẫn là cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Lan Hồ Điệp hay cây Ngũ Gia Bì,… Lựa chọn thêm cây phong thủy thuộc Hỏa vì Hỏa sinh Thổ.
3. Ứng dụng trong việc chọn màu sắc theo ngũ hành:
Ngày nay, trong phong thủy ngũ hành màu sắc luôn được đại đa số mọi người rất quan tâm và rất chú trọng. Màu sắc trong phong thuỷ chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. “Để lựa chọn màu sắc hợp với bản mệnh hay không? Hợp với tuổi mình hay không?”
Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà của bạn.”
Nếu bạn là người đang muốn sử dụng màu sắc để điều chỉnh từ trường phong thủy, thì bạn cần phải hiểu ý nghĩa đằng sau của mỗi màu sắc. Năm yếu tố ngũ hành có các thuộc tính khác nhau và màu sắc chúng đại diện là khác nhau sẽ tác động những nguồn năng lượng khác nhau.
Phân chia màu sắc theo ngũ hành
Màu đỏ – hành Hỏa
Màu vàng – hành Thổ
Màu trắng – hành Kim
Màu xanh – hành Mộc
Màu đen – hành Thủy
Những màu sắc càng sáng thì độ “tính dương” càng cao, còn những màu sắc mà càng tối thì “tính âm” càng lớn. Tính “âm dương” thể hiện cụ thể theo chiều tăng giảm dưới đây:
Màu đỏ ( tính + mạnh nhất)
Màu vàng (tính + mạnh)
Màu trắng ( -, + cân bằng)
Màu xanh (tính – nhẹ)
Màu đen ( tính – mạnh)
III. Lý giải về ngũ hành tương sinh
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Theo nguyên lý ngũ hành, môi trường gồm 5 yếu tố Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất).
Quan hệ tương sinh là hành này làm cơ sở cho hành kia hình thành, phát triển như:
– Mộc sinh Hỏa (Cây cháy sinh lửa).
– Hỏa sinh Thổ(lửa đốt mọi vật thành tro, thành đất) – Màu đỏ.
– Thổ sinh Kim (kim loại hình thành trong đất) – Màu vàng.
– Kim sinh Thủy (kim loại nung nóng chảy thành dạng lỏng) – Màu trắng.
– Thủy sinh Mộc (nước nuôi cây) – Màu xanh dương, màu xanh da trời.
Tương sinh, tương khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thủy.
Tìm hiểu thêm: Cách viết tắt của học vị tiến sĩ trong tiếng Anh và tiếng Việt
IV. Các mối quan trệ trong ngũ hành tương sinh
Tổng quan về các hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ:
a. Hành Kim
Chỉ về mùa Thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh. Khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm. Màu sắc đặc trưng của Kim là vàng đồng hoặc trắng bạc. Kim còn là biểu tượng chân khí, hư âm, chi môn, và sắc thái. Thuộc tính Kim thường mang giá trị tìm ẩn, nội lực vững chắc, gia cố bền bỉ.
b. Hành Mộc
Thuộc khí Âm: Mộc mềm và dễ uốn. Thuộc khí Dương: Mộc rắn như thân gỗ lim. Dùng với mục đích lành: Mộc là cây gậy chống. Với mục đích dữ: Mộc là ngọn giáo. Cây tre Việt Nam được ca ngợi về khả năng mềm dẻo trước gió, nhưng lại được dùng làm giàn giáo. Được nhìn dưới hình tượng cây, năng lượng của Mộc có tính sinh sôi nảy nở, nuôi dưỡng và mềm dẻo.
c. Hành Thủy
Chỉ về mùa đông và nước nói chung, cơn mưa lất phất hay mưa bão. Chỉ bản ngã, nghệ thuật và vẻ đẹp. Thủy có liên quan đến mọi thứ. Khi tích cực, Thủy thể hiện tính nuôi dưỡng, hỗ trợ một cách hiểu biết. Khi tiêu cực, Thủy biểu hiện ở sự hao mòn và kiệt quệ. Kết hợp với cảm xúc, Thủy gợi cho thấy nỗi sợ hãi, sự lo lắng và stress.
d. Hành Hỏa
Chỉ mùa hè, lửa và sức nóng. Hỏa có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc, hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ và sự bạo tàn. Ở khía cạnh tích cực, Hỏa tiêu biểu cho danh dự và sự công bằng. Ở khía cạnh tiêu cực, Hỏa tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh. Là khắc tinh của Kim.
e. Hành Thổ
Chỉ về môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật. Thổ nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với từng Hành khác. Khi tích cực, Thổ biểu thị lòng công bằng, trí khôn ngoan và bản năng; Khi tiêu cực, Thổ tạo ra sự ngột ngạt hoặc biểu thị tính hay lo về những khó khăn không tồn tại.
1. Hỏa sinh thổ
Giữa hai thành phần này xuất hiện một mối quan hệ tương sinh là Hỏa tương sinh Thổ, hay Hỏa sinh ra Thổ. Bạn có thể hiểu là khi một vật cháy thì có sự xuất hiện của lựa, và lúc lửa tắt đi thì sẽ biến thành tro bụi hay là đất, nhờ đó mà đất sẽ ngày càng được nhiều lên. muốn có được Thổ thì cần phải có sự tồn tại của Hỏa. Tương sinh tức là sinh trưởng và đi lên, đồng thời bao hàm rất nhiều ý nghĩa, mà tất cả điều này được tìm thấy từ trong thực tiễn của cuộc sống. Bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với phong thủy mà không có gì phải khó khăn hay phân vân.
2. Thổ sinh kim
Theo Ngũ hành tương sinh, “Thổ sinh Kim” có nghĩa là đất sẽ sinh kim loại. Đúng vậy, đất phải ấp ủ hàng trăm thậm chí hàng triệu năm mới tạo nên được những kim loại quý hiếm. Có thể nói kim loại chính là báu vật từ lòng đất, nếu không có đất sẽ không có được những kim loại tự nhiên đẹp và quý giá đến thế. Đó cũng là lý do vì sao mà người xưa cho rằng “Thổ sinh Kim”.
3. Kim sinh thủy
Theo định nghĩa của xã hội hiện đại, Kim sinh Thủy có nghĩa là khi kim loại nóng chảy sẽ tạo thành dạng lỏng như nước chứ không còn rắn chắc như lúc ban đầu nữa. Kim sinh Thủy theo nguyên tắc của người xưa chính là lấy que Càn đại diện cho trời mà trời lại tạo mưa nhờ đó vạn vật mới có nước để sống, cũng bởi thế mà Thủy được xem là trời sinh ra. Trong khi đó que Càn có hành kim nên người xưa mới có câu Kim sinh Thủy.
4. Thủy sinh mộc
Theo định nghĩa của xã hội hiện đại, Thủy sinh Mộc do Thủy là nguồn sống, nơi xuất phát của thực vật. Từ đơn bào rồi đến đa bào, sinh trưởng và phát triển thành cây. Mộc là gỗ, mang tính ôn hòa, ấm áp. Thủy mà kết hợp với mạng Mộc thì cuộc sống gia đình hài hòa, sung túc.
5. Mộc sinh hỏa
Theo như 5 mối quan hệ tương sinh ở trên, ta có thể thấy được rằng Mộc sinh sôi, phát triển là do Thủy, tuy nhiên nếu Thủy quá nhiều sẽ dẫn đến Mộc bị tồn vong. Tuy nhiên, Thủy vẫn được xem là hành sinh của mệnh Mộc, sẽ giúp cho mệnh Mộc lớn mạnh hơn. Do đó, có thể thấy mệnh Mộc sẽ hợp với mệnh Thủy, Hỏa và chính mệnh Mộc
>>>>>Xem thêm: Môi Trường Yếm Khí Là Gì định Nghĩa Của ủ Yếm Khí Là Gì
Có thể nói rằng, âm dương ngũ hành ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của đời sống. Thuyết ngũ hành bao gồm quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau. Không thể phủ nhận hay tách rời bất kỳ yếu tố nào.