Nguồn (PS – Power Supply) cung cấp điện cho tất cả các bộ phận bên trong máy tính như mainboard và các ổ đĩa, các quạt… Vì thế, nó là bộ phận rất quan trọng để duy trì sự hoạt động hệ thống máy tính. Tuy nhiên chúng ít được người sử dụng quan tâm.
Chức năng chính của nguồn là chuyển đổi từ dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC) phù hợp với những thành phần bên trong máy vi tính. Nói một cách khác nó cung chuyển đổi điện áp xoay chiều 110V hoặc 220V ở đầu vào thành những điện áp một chiều +3,3V, +5V, +12V, -5V và -12V ở đầu ra.
Các chuẩn của nguồn máy tính
Có vài kiểu nguồn khác nhau phụ thuộc vào từng loại kiểu máy vi tính. Chúng khác nhau về kích thước, kiểu cắm, điện áp ra. Thường có 2 loại nguồn.
Nguồn chuẩn AT
Nguồn AT (Advanced Technology) sử dụng cho Case AT thường thấy trong các máy đời cũ (dùng vi xử lý Pentium MMX, Pentium II, Celeron, K6, v.v….), không có khả năng tắt nguồn tự động và công suất thấp.
Nguồn chuẩn ATX
Nguồn ATX (Advanced Technology eXtended) dùng phổ biến trong các máy sử dụng vi xử lý từ dòng Pentium III đến nay. Bổ sung tính năng quản lý bộ nguồn nâng cao (ACPI – Advanced Configuration and Power Interface) cho phép tắt/mở máy bằng chương trình phần mềm.
Một số loại bộ nguồn ATX:
– ATX: jack chính 20 chân (dùng cho Pentium III hoặc Athlon XP).
– ATX12V: jack chính 20 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4/ Athlon 64).
– ATX12V 2.X: dây chính 24 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4 Socket 775 và các hệ thống Athlon 64, PCI-Express).
Nguồn chuẩn BTX
Nguồn BTX (Balanced Technology eXtended) là một chuẩn được thiết kế với các thành phần bên trong hoàn toàn khác với chuẩn ATX. BTX được thiết kế tối ưu cho những công nghệ mới. 1.7.3. Các thành phần của bộ nguồn
Quạt tản nhiệt: mục đích chính dùng để hút hơi nóng trong máy và của bộ nguồn ra ngoài. Sử dụng loại quạt 8cm, 12cm… Mạch biến đổi điện áp: chuyển đổi điện áp xoay chiều thành các mức điện áp một chiều khác nhau cung cấp cho các thiết bị bên trong máy: -12v, -5v, 0v, +3,3v, +5v, +12v…
Công tắc chuyển điện áp: dùng chuyển đổi mức điện áp cung cấp cho bộ nguồn (100VAC/220VAC). Một số bộ nguồn có một mạch tự động điều chỉnh mức điện áp này.
Các đầu cấp nguồn: cung cấp các mức điện áp ứng với từng thiết bị trong máy.
Các loại đầu cấp nguồn:
Đầu cấp nguồn chính: cung cấp nguồn cho mainboard. Bộ nguồn ATX có 3 dạng đầu cấp nguồn chính là 20pin, 24pin và 20+4pin.
– Đầu cấp nguồn phụ: dùng cấp nguồn 12V cho bộ vi xử lý có 4 chân hoặc 8 chân.
– Đầu cấp nguồn cho card PCIe: gồm 6 hoặc 8 chân, thường có trên các nguồn ATX cao cấp.
– Đầu cấp nguồn cho các thiết bị khác: cấp nguồn +5v và +12v cho các thiết bị như: ổ đĩa, quạt.
Điện áp ngõ ra: Các đầu dây ngõ có màu khác nhau ứng với các mức điện áp khác nhau – Dây -12V (màu xanh): cung cấp nguồn cho cổng COM và card âm thanh trên mainboard.
– Dây -5V (màu trắng): cấp nguồn cho các khe ISA.
– Dây 0V (màu đen): dây dùng chung (dây mass).
– Dây +3.3V (màu cam): Cấp nguồn cho các chip điện tử.
– Dây +5V (màu đỏ): cấp nguồn cho các thiết bị trong máy dùng kỹ thuật số (digital). – Dây +12V (màu vàng): cấp nguồn cho các motor quay đĩa, CPU, card đồ họa…
– Dây +5VSB (màu tím): cấp nguồn cho máy để khởi động. – Dây mở nguồn (màu xanh lá): dùng để kích hoạt bộ nguồn hoạt động khi được nối với mass. – Dây PowerGood (màu xám): báo cho mainboard biết tình trạng bộ nguồn.
– Dây cảm biến (màu nâu): đo dòng điện cung cấp cho mainboard để điều chỉnh điện áp cho phù hợp.