Chứng đới hạ trong Đông y bao gồm các chứng viêm mà còn do cảm nhiễm sinh khối u. Cần biết cách phân biệt bệnh để tránh bệnh nguy hiểm và biến chứng ung thư.
Đới hạ, bạch đới và xích đới là bệnh dưới thắt lưng của phụ nữ, bệnh không chỉ bao gồm các chứng viêm mà còn do cảm nhiễm sinh khối u.Nguyên nhân gây bệnh không chỉ tại chỗ mà do tỳ hư, khí hư, thấp nhiệt, hỏa thịnh, ăn uống… Cần biết cách phân biệt bệnh để điều trị sớm tránh bệnh nguy hiểm và biến chứng ung thư.
Bạn đang đọc: Nhận biết bệnh đới hạ, bạch đới và xích đới – Khoa học và đời sống
Đới hạ gồm nhiều chứng viêm: Nói theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các bệnh tật của phụ khoa Mạch đới đi từ một vòng ngang lưng của cơ thể người ta, Những chỗ từ Mạch đới trở xuống thì gọi là “Đới hạ”, tức là dưới thắt lưng. Cho nên đời xưa gọi bệnh phụ khoa là “bệnh đới hạ”.
Đới hạ nói theo nghĩa hẹp là từ trong âm đạo phụ nữ chảy ra một chất dính nhầy, như một dải kéo dài không dứt. Ta thường gọi là ra khí hư. Bao gồm nhiều chứng viêm bộ máy sinh dục của phụ nữ như: viêm âm đạo, lở loét tử cung, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu. Ngoài ra, khi bị cảm nhiễm sinh ra khối u ở cổ tử cung và thân tử cung thì thường cũng ra nhiều khí hư, mùi hôi thối.
Thầy thuốc qua các thời đại căn cứ vào màu sắc khác nhau của chứng đới hạ (ra khí hư) mà chia làm nhiều loại như: “Bạch đới” – ra khí hư trắng; “xích đới” – ra khí hư đỏ, “xích bạch đới” – ra khí hư lờ lờ máu cá, “hoàng đới” – ra khí hư màu vàng, “thanh đới”- ra khí hư màu xanh, “Hắc đới” – ra khí đen; “ngũ sắc đới” ra khí hư nhiều màu sắc lẫn lộn.
Bạch đới: Từ trong âm đạo chảy ra một chất dính nhầy trong như lòng trứng trắng, nhằng nhằng như dải sợi, gọi là “bạch đới” hay là ra khí hư trắng. Trong tình trạng bình thường, âm đạo của con gái đến tuổi dậy thì, có thể tiết ra một ít dịch nhầy, nhưng phần nhiều không có màu sắc, không thối hoặc chỉ hơi tanh. Nhưng khí hư ra nhiều là thuộc về trạng thái của bệnh. Người do tỳ hư, khí hư ra nhiều, kèm theo tinh thần mệt mỏi, mặt vàng, chân tay lạnh, đại tiện lỏng (sột sệt).
Người do can uất, ra khí hư khi nhiều khí ít, kèm theo tinh thần không khoan khoái, choáng váng, ngực đầy ách vú căng. Người do thấp nhiệt dồn xuống dưới (nhiệt thấp hạ trú), khí hư có mùi tanh hôi, kèm theo triệu chứng ngứa âm hộ (phần nhiều có viêm âm đạo có trùng roi, liên cầu khuẩn) váng đầu mệt mỏi. Ngoài ra, hư hàn, hư nhiệt, đờm thấp đều có thể làm cho khí hư ra nhiều lên.
Xích đới: Nói về tiết dịch ở âm hộ chảy dầm dề không dứt, sắc đỏ dính đặc giống máu nhưng không phải máu. Nếu tiết ra dịch thuần sắc đỏ thì thuộc về kinh lậu) – rong kinh. Nếu có lẫn chất trắng thì gọi là “xích bạch đới (lờ lờ óc cá)”. Nói chung xích đới là do tâm can hỏa thịnh gây nên, phần nhiều thuộc về nhiệt kinh lậu là do ăn uống, làm việc mệt mỏi, tỳ mất chức năng kiện vận, thấp nhiệt dồn xuống dưới mà gây bệnh, phần nhiều thuộc chứng hư.
Xích bạch đới là thấp nhiệt quện lại kèm theo huyết ứ trong tử cung. Cũng có nguyên nhân do tình cảm và ý trí uất kết gây nên, mà phần nhiều thuộc về thấp nhiệt. Bệnh này thường thấy ở chứng lở loét cổ tử cung, khối u tử cung. Nếu kéo dài chưa khỏi nên xem xét biến chứng ung thư và phải điều trị sớm.
TTND.Lương y Giỏi Trần Văn Quảng
(Hội Đông y Việt Nam)
>>>>>Xem thêm: Giả thuyết không (Null Hypothesis) là gì? Ví dụ về giả thuyết không