Nhân viên CSR là gì? Vị trí nhân viên CSR trong ngân hàng là làm gì?

Hiện nay, trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì nhu cầu việc làm đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Bên cạnh những ngành nghề phổ biến thì cũng xuất hiện thêm những ngành nghề được xem là mới mẻ, đó chính là nhân viên CSR. Vậy nhân viên CSR là gì? Vị trí nhân viên CSR trong ngân hàng là làm gì? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Bạn đang đọc: Nhân viên CSR là gì? Vị trí nhân viên CSR trong ngân hàng là làm gì?

1. Nhân viên CSR là gì?

CSR (Corporate Social Responsibilities) hay còn gọi là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây được xem là khái niệm có phần hơi xa lạ với các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng trên thế giới đây được xem là thuật ngữ khá phổ biến và được sử dụng ở rất nhiều công ty khác nhau. CSR đã được đưa vào doanh nghiệp như một tiêu chí quan trọng để đánh giá tác động của doanh nghiệp đó.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một mô hình kinh doanh tự điều chỉnh giúp công ty có trách nhiệm với xã hội – với chính nó, các bên liên quan và công chúng. Bằng cách thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, còn được gọi là quyền công dân doanh nghiệp , các công ty có thể nhận thức được loại tác động mà họ đang có đối với tất cả các khía cạnh của xã hội bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Tham gia vào CSR có nghĩa là, trong quá trình kinh doanh thông thường, một công ty đang hoạt động theo cách nâng cao xã hội và môi trường, thay vì đóng góp tiêu cực cho họ. Hiểu được CSR là gì thế nhưng làm cách nào để truyền thông và thực hiện hóa điều này là cả bài toán khó đặt ra với doanh nghiệp.

Theo đó, nhân viên CSR là những nhân viên mà công việc chính của họ chính là PR thương hiệu của doanh nghiệp, nâng cao vị thế cạnh tranh, sử dụng các kênh truyền thông đại chúng để bảo vệ danh tiếng và gia tăng vị thế của mình trên thị trường. Nhờ vào các kênh truyền thông mà doanh nghiệp sẽ thu hút được nhà đầu tư để phát triển những hạng mục đó. Tạo nên một văn hóa lành mạnh mới trong môi trường thương mại. Hình thành trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, người lao động, người tiêu dùng và môi trường chứ không phải chỉ là lợi ích của riêng cá nhân nào.

Những thuật ngữ liên quan dịch sang tiếng Anh

Nhân viên Staff Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Corporate Social Responsibilities Ngân hàng Bank

2. Mối quan hệ giữa các thành phần với CSR là gì?

Thứ nhất, CSR và quản trị doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần cam kết thực hiện biên bản trong các hoạt động kinh doanh, cung cấp những thông tin về tài chính của người thông tin về hoạt động kinh doanh cho cổ đông và công chúng cũng như đến các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cam kết không có những hành vi hối lộ và tham nhũng xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp. Luôn luôn tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế, cạnh tranh kinh doanh một cách lành mạnh. Luôn có ý thức xây dựng và thực hiện các quy chuẩn đạo đức trong kinh doanh.

Thứ hai, CSR và người lao động

CSR, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần phải đảm bảo không có lao động trẻ em, không có lao động bị cưỡng bức. Áp dụng các hình thức tuyển mộ và các hình thức kỷ luật một cách công bằng, không có sự phân biệt đối xử. Thời gian làm việc của người lao động được quy định rõ ràng.

Người lao động khi đến làm việc tại doanh nghiệp cần phải có hợp đồng lao động, trong đó đã ghi rõ chế độ tiền lương, tiền thưởng cùng các chế độ bảo hiểm khác. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo tạo một môi trường làm việc an toàn nhất cho người lao động. Các chế độ đãi ngộ như: nhà ăn, nuớc uống, phương tiện đi lại,…phải luôn được chú ý hàng đầu.

Xem thêm: CSR là gì? Tìm hiểu quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Thứ ba, CSR và môi trường

Trong cam kết xã hội của doanh nghiệp CSR luôn cần phải có nội dung, môi trường cần phải đảm bảo trong sạch. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm áp dụng các công nghệ và biện pháp xử lý chất thải, không gây nguy hiểm tới môi trường và biến đổi khí hậu.

Thứ tư, CSR và cộng đồng

CRS và cộng đồng được hiểu đó là là trách nhiệm hoạt động từ thiện của doanh nghiệp. Luôn luôn có tinh thần tại Phúc lợi chung cho xã hội, phát triển nguồn nhân lực cho quốc gia,… Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải có ý thức giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa cộng đồng, nhất là những di sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch.

3. Vị trí nhân viên CSR trong ngân hàng là làm gì?

Hiện nay, nhân viên CSR được tuyển dụng khá nhiều tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu riêng đòi hỏi các ứng viên phải đủ tiểu chuẩn. Nhân viên CSR trong ngân hàng là một trong những ngành nghề còn mới lạ với nhiều người. Công việc của CSR trong ngân hàng chính sẽ bao gồm các công việc cụ thể sau đây:

Thứ nhất, phát triển khách hàng:

Khai thác nguồn dữ liệu khách hàng sẵn có của ngân hàng. Là đầu mối hướng dẫn khách hàng thực hiện các giao dịch/hướng dẫn khách hàng tiếp xúc với các chức danh khác để thực hiện giao dịch. Tiếp nhận nhu cầu, tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Duy trì khách hàng hiện tại, chăm sóc khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh được giao.

Thứ hai, chăm sóc khách hàng:

Xem thêm: Trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ mới đến khách hàng/dịch vụ khách hàng quan tâm. Tiếp nhận và giải quyết (trong quyền hạn) những khó khăn và vướng mắc của khách hàng.

Thứ ba, thực hiện công việc vận hành

Nghiệp vụ giao dịch, tiền gửi:

  • Thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác cho khách hàng.
  • Thực hiện thủ tục cung ứng SPDV về tiền gửi, dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
  • Quản lý, cung cấp thông tin giao dịch và thực hiện công việc khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng.
  • Quản lý, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng giao dịch tiền gửi/sử dụng dịch vụ thanh toán.
  • Thực hiện các công việc khác có liên quan đến tiền gửi và dịch vụ thanh toán theo quy định.
  • Thực hiện các công việc khác theo phân công của Trưởng đơn vị.

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế (nếu có kiêm nhiệm/ được phân công)

  • Thực hiện thủ tục chuyển tiền TTR/W.U/DA/DP/LC, … ra nước ngoài cho Khách hàng.

Các công việc khác có liên quan:

  • Thực hiện tính đúng, đủ các loại phí TTQT theo quy định và phong tỏa tiền trên tài khoản của khách hàng.
  • Thực hiện theo dõi và thông báo nhắc nhở khách hàng bổ sung đầy đủ chứng từ theo quy định.
  • Theo dõi các báo có, chiết khấu, thu nợ chiết khấu.
  • Nhập xuất tài sản bảo đảm là bộ chứng từ.
  • Lưu hồ sơ chuyển tiền ngoài nước của khách hàng, chịu trách nhiệm về sự đầy đủ, phù hợp của hồ sơ lưu và quản lý.
  • Các công việc khác có liên quan đến thanh toán quốc tế.

Ngoài ra, một số ngân hàng còn yêu cầu thêm một số nội dung sau đây:

  • Học vấn: tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành: Ngân hàng, Tài chính, Kinh tế, Marketing, Quản trị kinh doanh.
  • Thành thạo vi tính văn phòng.
  • Giao tiếp, đọc hiểu tài liệu Anh ngữ tốt.
  • Kỷ luật, trung thực, chủ động trong tổ chức công việc.
  • Kỹ năng bán hàng, lập kế hoạch làm việc, giao tiếp, thuyết phục, đàm phán, kỹ năng thu thập thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh.
  • Chịu áp lực công việc cao.

4. Các doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao trách nhiệm xã hội

Doanh nghiệp thu lợi nhuận nhờ xã hội nên đóng góp trở lại cho xã hội là điều nên làm. Doanh nghiệp chỉ phát triển khi có sự ủng hộ từ xã hội và để được như vậy, doanh nghiệp phải đem đến cho xã hội những giá trị hữu ích. Đây chính là “kế sách” phát triển bền vững đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.

Để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có khá nhiều công cụ. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có hơn 1.000 bộ quy tắc ứng xử thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như SA 8000 – tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất, WRAP – trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc, FSC – bảo vệ rừng bền vững, ISO 14001- hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp, ISO 26000 – tiêu chuẩn CSR của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa từ tháng 11/2010…

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội +không chỉ giải quyết vấn đề trong ngắn hạn mà là một quá trình lâu dài với sự nỗ lực không ngừng. Trước hết, cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp, khởi đầu từ người đứng đầu và các nhà quản trị.

Bởi tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng quyết định tới chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Tiếp đó, để triển khai thành công, xây dựng chiến lược dài hạn và hoàn thiện các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội với những bước đi thích hợp, là nhân tố quan trọng nhất.

Về phía Nhà nước, cần bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, như hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, công nghệ sạch.

Nhà nước cũng cần hoàn thiện bộ máy, cơ chế thanh tra, kiểm tra, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và đưa nội dung này vào chương trình đào tạo của các trường đại học.

5. Hiệu quả của doanh nghiệp sử dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của nhiều nhà phân tích kinh tế và kết quả điều tra tại Lễ công bố 500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất Việt Nam, đối với top 500 doanh nghiệp lớn thì có khoảng 51% doanh nghiệp xem trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các doanh nghiệp lớn sử dụng yếu tố CSR như một chiến lược đầu tư dài hạn cho các hoạt động xã hội, thúc đẩy thương mại của doanh nghiệp phát triển.

Trên thực tế hiện nay, tổng thể các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam có tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ là tương đối cao, lên tới 90% tổng số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Với tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa như hiện nay, quy mô doanh nghiệp cũng tương đồng với mức độ am hiểu cũng như vận dụng chiến lược CSR vào kinh doanh là rất hạn chế.

Ngoài ra việc vận hành CSR trong doanh nghiệp cũng mang lại nhiều hiệu quả. Một doanh nghiệp vận dụng chiến lược “CSR – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” hiệu quả sẽ không làm gia tăng mức độ rủi ro cho doanh nghiệp và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Cam kết của doanh nghiệp đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội thúc đẩy sự cam kết của các bên liên quan và tăng cường năng lực của doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho xã hội của doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động CSR, các doanh nghiệp có cơ hội để cộng tác với chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác khác để tạo ra nhiều giải pháp hiệu quả hơn trong xã hội. Ngoài ra, đối tượng gây ảnh hưởng lớn và đem lại lợi nhuận tương lai cho doanh nghiệp đó chính là người tiêu dùng, qua việc thực hiện những cam kết của mình một cách có trách nhiệm, doanh nghiệp sẽ được nhiều sự đánh giá cao và tin cậy của khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về nhân viên CRS là gì và vị trí nhân viên CRS trong ngân hàng là làm gì. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

>>>>>Xem thêm: Quản trị nhân lực (Human Resource Management – HRM) là gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *