Công chức chuyên ngành hành chính gồm những ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BNV, công chức chuyên ngành hành chính gồm 05 ngạch công chức: Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên.
Bạn đang đọc: Nhiều điểm mới về công chức hành chính từ 01/8/2023
Theo đó, những công chức này làm việc chuyên ngành hành chính trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Công sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Yêu cầu mới về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Hiện nay, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức chuyên ngành hành chính đang được quy định cụ thể tại Chương II Thông tư số 11/2014/TT-BNV.
Và sắp tới đây, kể từ ngày 01/8/2021, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức chuyên ngành hành chính sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BNV.
Trong đó, những điểm mới về trình độ đào tạo của thời điểm hiện nay so với từ 01/8/2021 được quy định cụ thể như sau:
Từ 01/8/2021
Hiện nay
Ngạch Chuyên viên cao cấp
– Bằng tốt nghiệp đại học ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
– Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị/Bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính/Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị;
– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp/Bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
– Bằng tốt nghiệp đại học ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
– Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị/cao cấp lý luận chính trị – hành chính/cử nhân chính trị/giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị;
– Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp/Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị – hành chính;
– Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 4.
– Chứng chỉ tin học cơ bản.
Ngạch Chuyên viên chính
Bằng tốt nghiệp đại học ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính/Bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
Bằng tốt nghiệp đại học ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
– Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính/Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị – hành chính, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công;
– Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 3/Chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
– Chứng chỉ tin học cơ bản hoặc tương đương
Ngạch Chuyên viên
Bằng tốt nghiệp đại học ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên.
Bằng tốt nghiệp đại học ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
– Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên/Bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công;
– Chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2/Chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
– Chứng chỉ tin học cơ bản hoặc tương đương
Ngạch Cán sự
Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
– Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch cán sự;
– Chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1/Chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
– Chứng chỉ tin học cơ bản hoặc tương đương
Ngạch Nhân viên
– Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên.
– Nhân viên lái xe: Chỉ cần giấy phép lái xe.
Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
– Nhân viên lái xe: Phải có bằng lái xe.
– Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến các công việc được giao nếu nhiệm vụ hoặc vị trí việc làm có yêu cầu.
* Lưu ý: Nội dung in nghiêng là những văn bằng, chứng chỉ bị bãi bỏ.
Căn cứ bảng nêu trên, có thể thấy, theo quy định mới, rất nhiều chứng chỉ, văn bằng công chức chuyên ngành hành chính được bãi bỏ, gồm:
– Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Tuy nhiên, trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì trừ công chức ngạch nhân viên và cán sự, các ngạch khác phải có:
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
- Sử dụng ngoại ngữ ở trình độ tương đương với bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tiếng dân tộc với công chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
– Chuyên viên cao cấp: Không còn cần bằng cử nhân chính trị mà bắt buộc chỉ còn một trong ba loại giấy tờ về điều kiện lý luận chính trị:
- Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;
- Bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính;
- Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị.
– Ngạch chuyên viên chính và chuyên viên: Không còn được sử dụng bằng thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công thay cho chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch tương dương;
– Ngạch cán sự: Được bãi bỏ chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch cán sự.
– Ngạch nhân viên: Chỉ cần bằng tốt nghiệp trung cấp mà không yêu cầu là ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên cũng như bỏ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ.
Đây có thể coi là thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Công văn số 3845 ngày 10/6/2021 cũng như đề nghị của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2499/BNV-CCVC.
Quy định mới về tiêu chuẩn trình độ ngạch cán sự, nhân viên
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 02, công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ chuyển sang công chức chuyên ngành hành chính mà chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương vào các ngạch thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch công chức hiện hưởng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/8/2021.
Trong thời hạn 05 năm này, công chức phải hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch cán sự, ngạch nhân viên mới. Khi đã đáp ứng thì sẽ được xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch. Nếu công chức không hoàn thiện thì sẽ bị tinh giản biên chế.
Trong khi đó, theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 05/2017/TT-BNV thì thời gian này là 06 năm.
Trường hợp nếu công chức được cử đi học nhưng không tham gia học hoặc kết quả không đạt yêu cầu thì ngạch cán sự sẽ được xem xét bố trí lại công việc cho phù hợp với trình độ đào tạo hoặc tinh giản biên chế và ngạch nhân viên sẽ được xem xét thực hiện tinh giản biên chế.
Thay đổi điều kiện thời gian giữ ngạch khi nâng ngạch?
Yêu cầu nâng ngạch với công chức chuyên ngành hành chính theo Thông tư 02 so với quy định hiện nay được quy định như sau:
Trước ngày 01/8/2021
Từ ngày 01/8/2021
Chuyên viên cao cấp
Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
– Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
– Có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính: Giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;
Chuyên viên chính
Có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
– Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên.
– Có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên: Thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;
Chuyên viên
– Có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng).
– Đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 05 năm (60 tháng).
– Có thời gian giữ ngạch cán sự và tương đương từ đủ 03 năm trở lên.
– Có thời gian tương đương với ngạch cán sự: Thời gian giữ ngạch cán sự tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Cán sự
Có thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 03 năm (36 tháng).
– Có thời gian giữ ngạch nhân viên và tương đương từ đủ 03 năm trở lên.
– Có thời gian tương đương với ngạch nhân viên: Thời gian giữ ngạch nhân viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Có thể thấy, mặc dù về thời gian giữ ngạch dưới liền kề không có sự thay đổi về số năm tuy nhiên từng điều kiện trong đó lại có sự sửa đổi.
Căn cứ bảng trên, có thể thấy, theo quy định hiện nay, nếu đang ở ngạch nhân viên thì chỉ cần có thời gian giữ ngạch đủ 05 năm trở lên thì có thể nâng ngạch lên ngạch chuyên viên. Tuy nhiên, quy định này đã bị bãi bỏ.
Từ 01/8/2021, viên chức hành chính được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 05/2017/TT-BNV, viên chức làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, tổ chức cán bộ, quản trị, văn phòng, kế hoạch, tài chính và các bộ phận không trực tiếp thực hiện chuyên môn nghiệp vụ được áp dụng tiêu chuẩn của ngạch công chức chuyên ngành hành chính.
Tuy nhiên, Thông tư này không được hướng dẫn cụ thể. Do đó, để khắc phục những bất cấp này, Thông tư 02 đã có hướng dẫn tại khoản 3 Điều 16 như sau:
– Áp dụng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc chuyên viên chính với viên chức thực hiện theo yêu cầu của vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
– Thăng hạng lên chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính: Việc chủ trì xây dựng đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học… được người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức xác nhận;
Trên đây là quy định mới về công chức chuyên ngành hành chính vừa được Bộ Nội vụ ban hành tại Thông tư 02/2021/TT-BNV. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
>> Bảng lương công chức hành chính từ 01/8/2021
>>>>>Xem thêm: Xi măng bền Sunfat là gì? Đặc điểm và ứng dụng của xi măng Sunfat