Như thế nào mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

1. Tư vấn tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong số những tội phạm phổ biến trong nhóm xâm phạm đến quyền sở hữu đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và lượng người dùng các trang mạng xã hội tăng nhanh như hiện nay thì tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra rất phổ biến và ngày càng tinh vi. Để nắm được các yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như mức hình phạt, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung tư vấn như sau:

+ Các yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

+ Những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để lừa đảo;

+ Khung hình phạt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Nội dung đề nghị tư vấn: Chào Luật sư Minh Gia, em muốn hỏi trường hợp như sau: Mẹ e có làm ăn với ông Q trong suốt thời gian dài, nhưng do buôn bán không được nên đã thiếu ông Q 20 cây bột ( 20 triệu) lúc đầu vẫn cho thiếu vì vẫn còn làm ăn nhưng khi mẹ e mua ít lại thì ông Q không chịu bán và đòi mẹ em trả hơn phân nữa số tiền đã nợ nhưng do hoàn cảnh khó khăn mẹ em xin trả dần là mỗi tháng trả 400 ngàn mà ông Q không chịu nói mẹ e là chiếm đoạt tài sản, vậy mẹ em có phải như ông Q nói không, nếu không mẹ em có thể thưa lại ông Q về tội vu khống được không??? em xin hết mong tổ tư vấn luật giúp em. Chân thành cảm ơn.

Người gửi:

Họ tên: Nguyễn K Đ Email: …[email protected]; Điện thoại: 091741…

Tiêu đề: Như thế nào mới cấu thành là hành vi lừa đảo

Luật sư tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trực tuyến

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

…”

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Theo thông tin bạn cung cấp thì hành vi của mẹ bạn không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ là quan hệ mua bán dân sự. Do vậy, ông Q nói mẹ bạn chiếm đoạt tài sản là không có căn cứ.

Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vu khống như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

…”

Hành vi vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi của ông Q chỉ đơn thuần là nói mẹ bạn phạm tội, không tố cáo và chưa gây thiệt hại gì nên chưa có căn cứ cấu thành tội vu khống.

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn áp dụng văn bản pháp luật theo quy định của Bộ luật hình sự 1999:

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm….”

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Về khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Khách thể là quyền sở hữu tài sản của người khác.

Chủ thể là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Theo thông tin bạn cung cấp thì hành vi của mẹ bạn không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ là quan hệ mua bán dân sự. Do vậy, ông Q nói mẹ bạn chiếm đoạt tài sản là không có căn cứ.

Theo điều 122 Bộ luật hình sự quy định về tội vu khống, theo đó:

Hành vi vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi của ông Q chỉ đơn thuần là nói mẹ bạn phạm tội, không tố cáo và không gây thiệt hại gì nên không thể cấu thành tội vu khống.

Trân trọng.

P. Luật sư tranh tụng – Công ty Luật Minh Gia

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *