Những biến chứng từ bệnh tiểu đường ở bà bầu – Omron

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.

Bạn đang đọc: Những biến chứng từ bệnh tiểu đường ở bà bầu – Omron

Tìm hiểu thêm: Jumping Jacks là gì? Cách tập Jumping Jacks và 22 bài biến thể

>>>>>Xem thêm: Nút điều chỉnh của tủ lạnh có ý nghĩa và công dụng gì?

Dị tật bẩm sinh

Những phụ nữ có lượng đường cao trong tuần thứ sáu đến tuần thứ tám sau kỳ kinh cuối, có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Trong thời gian này, cơ thể của thai nhi đang dần hình thành, lượng đường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến tim, tủy sống cũng như xương, thận và hệ thống tiêu hóa. Một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ không kiểm soát tốt lượng đường huyết, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh gấp 10 lần bình thường.

Vàng da

Khi bà bầu tiểu đường, trẻ sinh ra có thể vàng da. Vàng da xảy ra khi máu có chứa quá nhiều bilirubin, xảy ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Tuy nhiên, chứng vàng da thường là vô hại và sẽ mất dần sau một vài ngày.

Macrosomia

Macrosomia là tình trạng cơ quan của thai nhi bị phì đại. Các bà mẹ không kiểm soát được lượng glucose trong thời kỳ mang thai, sẽ có nguy cơ sinh con nặng cân (khoảng 4 – 4,5 kg hoặc hơn). Thai nhi quá to sẽ gây khó sinh qua đường âm đạo và làm tăng nguy cơ tổn thương trong khi sinh.

Ngoài ra, em bé của các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ dễ mắc chứng béo phì và bệnh tiểu đường loại 2.

Thai chết lưu

Nguy cơ thai chết lưu tăng lên đáng kể khi thai nhi quá lớn và nguy cơ này thậm chí còn tăng cao hơn khi các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Tiền sản giật

8% phụ nữ khi mang thai thường mắc bệnh cao huyết áp, phù (giữ nước) và mức độ cao protein trong nước tiểu, thường là sau tuần 20 của thai kỳ. Bệnh tiểu đường là một trong nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiền sản giật. Các triệu chứng thường bao gồm:

  • – Sưng bàn tay và mặt.
  • – Tăng cân.
  • – Đau đầu.
  • – Nước tiểu nhiều chất đạm.
  • – Buồn nôn, đau bụng.
  • – Rồi loạn thị giác (như xuất hiện tia sáng trong tròng mắt).

Nếu để nặng, tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Các bà mẹ cần đi khám thai sớm để phát hiện và có biện pháp chữa trị bệnh kịp thời.

Polyhydramnios

Polyhydramnios là tình trạng quá nhiều nước ối. Nếu người mẹ bị bệnh tiểu đường và không kiểm soát được, sẽ có nguy cơ mắc chứng polyhydramnios, đặc biệt trong quý III. Quá nhiều nước ối quanh bé có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm cả sinh non.

Hạ đường huyết sau khi sinh

Thai nhi nhận oxy từ máu của mẹ, đi qua nhau thai. Các chất dinh dưỡng, bao gồm đường sẽ đi qua nhau thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết sẽ gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, trẻ sẽ nhận được ít lượng đường hơn so với khi còn ở trong tử cung của người mẹ. Do vậy, sự dư thừa insulin sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, dễ gây tổn thương đến các tế bào thần kinh não bộ, nếu không được điều trị kịp thời.

Sinh non

Glucose tăng cao trong thời kỳ mang thai ở người mẹ có thể dẫn đến việc sinh non. Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ cao hơn với các vấn đề về hô hấp và tim, xuất huyết não, khó khăn về tiêu hóa và thị lực kém.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên vẫn là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi. Người mẹ cần đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng, tránh các thức ăn nhiều đường đơn. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Đi bộ cũng là phương pháp đơn giản, lại hiệu quả nhất cho phụ nữ mang thai.

Nguồn: Socola

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *