Những thông tin chi tiết nhất về Timer mà có thể bạn chưa biết? – Tin tức HPC

Timer là một loại thiết bị điện không thể thiếu trong ngành công nghiệp hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại thiết bị này trong bài viết sau đây.

Timer là gì ?

Timer (rơle thời gian) là thiết bị có tiếp điểm (đóng lại hoặc mở ra) chậm hơn so với thời điểm nhận (được) tín hiệu điều khiển. Thiết bị này có thể điều chỉnh độ trì hoãn về thời gian của RTG. Timer được dùng trong các sơ đồ bảo vệ và tự động, trong những hệ thống điều khiển các quá trình công nghệ. Timer còn có chức năng tạo ra thời gian duy trì cần thiết khi truyền tín hiệu từ thiết bị này sang thiết bị khác.

Cấu tạo của timer bao gồm những gì?

Nam châm điện

Gồm có cuộn dây điện áp 12, mạch từ tĩnh 11, lõi thép động 10 và lò xo 9. Nó nhận điện áp từ nguồn điện thao tác. Tức là nguồn cấp cho mạch điện khống chế.

Cơ cấu thời gian

Gồm có bánh răng dẫn động (23) nối cứng với thanh hãm (4). Bánh răng này truyền động nhờ lò xo (18) và truyền chuyển động cho bánh răng (22) để làm quay tiếp điểm động (21). Bộ phận chính của cơ cấu thời gian là hệ thống các bánh răng (16), (15), (13) nối tới trục quay tiếp điểm động bởi bánh ma sát (17). Nó làm quay bánh răng 3 để truyền chuyển động tới cơ cấu con lắc gồm bánh cóc (14), móc (1) và quả rung (2). Cơ cấu con lắc để giữ cho tốc độ quay của tiếp điểm động là đều, tương tự như ở cơ cấu đồng hồ.

Tiếp điểm chính

Gồm có đầu tiếp xúc tĩnh (22) và đầu tiếp xúc động (21). Ngoài ra, nó còn lại hai tiếp điểm phụ đóng, cắt không thời gian: tiếp điểm thuận (5 – 8) và tiếp điểm nghịch (5 – 7).

Cấu tạo của timer

Nguyên lý hoạt động của timer là gì?

ON DELAY

Khi cấp nguồn vào cuộn dây của timer ON DELAY, các tiếp điểm tác động không tính thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời. (Các tiếp điểm thường đóng hở ra, thường hở đóng lại). Các tiếp điểm tác động có tính thời gian không đổi. Sau khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển trạng thái. Trạng thái đó sẽ được duy trì trạng thái này.

Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm lập tức trở về trạng thái ban đầu.

Kí hiệu tiếp điểm có tính thời gian:

  • Tiếp điểm thường mở, đóng chậm, mở nhanh.
  • Tiếp điểm thường đóng, mở chậm, đóng nhanh.

OFF DELAY

Khi cấp nguồn vào cuộn dây của timer OFF DELAY, các tiếp điểm tác động tức thời và duy trì trạng thái này.

Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian trở về trạng thái ban đầu. Tiếp sau đó một khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu.

  • Tiếp điểm thường mở, đóng nhanh, mở chậm.
  • Tiếp điểm thường đóng, mở nhanh, đóng chậm.

Phân biệt các loại timer?

Hiện nay tại thị trường bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại rơle thời gian sau:

  • Timer điện tử

Timer điện tử

  • Timer cơ

Timer cơ Autonics

  • Timer 24h : dòng timer tuần hoàn 24h có tính năng đơn giản. Vì vậy thiết bị này được sử dụng rất nhiều trong hệ thống chiếu sáng và nhiều ứng dụng khác.

Timer 24h

> Mua Timer Idec chính Hãng : TẠI ĐÂY

Ứng dụng off delay vào điều khiển chiếu sáng khu vực công cộng cho các công trình nhà cao tầng

Các khu vực công cộng như hành lang chung cư, cầu thang bộ là những vị trí mà mọi người đều có quyền sử dụng chung. Vì vậy hệ thống chiếu sáng phải hoạt động 24/24. Chính vì vậy bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để kiểm soát được các đèn chiếu sáng khu vực này. Từ đó có thể vừa tiết kiệm, vừa tiện dụng.

Hiện nay hầu hết các công trình ở Việt Nam đều chưa có giải pháp hợp lý cho các khu vực công cộng này. Một số cách vận hành của những bóng đèn này bao gồm:

  • Các đèn khu vực này hiện nay được bật 24/24.
  • Có công tắc tại vị trí hành lang, cầu thang để mọi người tự điều khiển.
  • Ban quản lý tòa nhà sẽ bật tắt các bóng đèn này theo thời gian nào đó.
  • Sử dụng cảm biến chuyển động để bật/tắt đèn….

Tất cả những biện pháp này đều tồn tại khuyết điểm. Ví dụ như hao phí điện năng, tống thời gian và sức người… Vì vậy giải pháp tối ưu nhất để giải quyết tất cả các vấn đề trên là dùng Delay off kết hợp với cảm biến chuyển động tại một vài vị trí. Như vậy vừa tiện dụng, vừa tiết kiệm điện mà chi phí lắp đặt cũng không cao.

-> Tìm hiểu thêm: HMI là gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *