Nợ nước ngoài (Foreign debt) là gì? Phân loại nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài (Foreign debt)

Định nghĩa

Bạn đang đọc: Nợ nước ngoài (Foreign debt) là gì? Phân loại nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign debt hay External Debt.

Nợ nước ngoài hay nợ quốc tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là tổng số nợ theo hợp đồng chưa được thanh toán mà người cư trú của quốc gia đó có trách nhiệm phải thanh toán cho người không cư trú, bao gồm việc hoàn trả nợ gốc kèm (hoặc không kèm) với lãi, hoặc trả nợ lãi kèm (hoặc không kèm) với gốc.

(Theo UNTACD – Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển)

Hoặc theo Điều 3 Luật Quản lí nợ công 2009

Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo qui định của pháp luật Việt Nam.

Phân loại nợ nước ngoài

Căn cứ vào chủ thể đi vay

+ Nợ nhà nước (nợ chính phủ): do Nhà nước và các cơ quan của Nhà nước đứng ra vay hoặc bảo lãnh vay. Các chính phủ thường dựa vào nguồn vốn nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách.

+ Nợ tư nhân: các khoản nợ do các doanh nghiệp tư nhân đứng ra vay không có sự bảo lãnh của nhà nước (các ngân hàng, công tu tài chính, các tổ chức tín dụng khác). Thường là những doanh nghiệp lớn, có uy tín và thương hiệu nổi tiếng.

Căn cứ vào thời hạn cho vay

+ Nợ ngắn hạn và trung hạn: gồm các khoản vay có thời hạn dưới 3 năm. Các khoản vay này thường chiếm một tỉ lệ nhỏ (khoảng dưới 10% – 20%) trong tổng số nợ vay.

+ Nợ dài hạn: gồm các khoản vay từ 3 năm trở lên và thường chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 80 – 90%) trong tổng số nợ.

Căn cứ vào hình thức vay

+ Vay ưu đãi: do chính phủ các nước chủ yếu là các nước phát triển cho chính phủ các nước đang phát triển vay vứoi các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn thanh toán, thời hạn ân hạn (khoảng thời gian từ khi kí hiệp định vay bốn đến lần đầu tiên phải trả vốn gốc), và phương thức thanh toán.

+ Vay thương mại: do các tổ chức tín dụng và ngân hàng tư nhân nước ngoài cho chính phủ, doanh nghiệp vay với điều kiện khó khan và phức tạp hơn vay ưu đãi. Thường được thực hiện thông qua các tổ hợp ngân hàng.

Căn cứ vào lãi suất cho vay

+ Vay với lãi suất cố định: là khoản vay mà hằng năm con nợ phải trả cho chủ nợ một số tiền lãi bằng số dư nợ nhân với lãi suất cố định được qui định trong hợp đồng.

+ Vay với lãi suất biến động: là khoản vay mà hằng năm con nợ phải trả cho chủ nợ một số tiền lãi theo lãi suất của thị trường tự do.

+ Vay với lãi suất LIBOR là khoản vay mà con nợ phải trả cho chủ nợ một khoản tiền lãi căn cứ theo lãi suất LIBOR và cộng thêm một khoản phụ phí từ 0.5% – 3% (thu nhâp của chủ nợ do họ cung cấp dịch vụ cho con nợ) do các ngân hàng cho vay xác định.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị vay và nợ quốc tế, NXB Tài chính; Giáo trình Kinh tế đối ngoại, NXB Chính trị Quốc gia)

>>>>>Xem thêm: Mã Hex Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa Mã Hex Là Gì

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *