OCD là gì? Các nguyên nhân khởi phát bệnh OCD chủ yếu? | Medlatec

Những năm gần đây, các căn bệnh rối loạn lo âu ngày một phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, điển hình như bệnh OCD. Vậy OCD là gì? Theo Học viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ (Mỹ) thì OCD cũng là một dạng rối loạn liên quan đến sự lo âu. Căn bệnh tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người bệnh mà còn gây ra những hành vi, suy nghĩ bất ổn.

Bạn đang đọc: OCD là gì? Các nguyên nhân khởi phát bệnh OCD chủ yếu? | Medlatec

06/08/2020 | Tình trạng lao lực và những thông tin quan trọng bạn cần phải biết 17/05/2020 | Tâm thần phân liệt là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả? 18/01/2020 | Xét nghiệm dịch não tủy giúp chẩn đoán các bệnh lý hệ thần kinh

1. OCD là gì? Tên cụ thể của bệnh OCD?

Thời gian vừa qua, các diễn đàn sức khỏe thường xuyên nhắc đến những căn bệnh tâm lý chẳng hạn như OCD, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu ý nghĩa OCD là gì. Thực tế, OCD là tên viết tắt của thuật ngữ Obsessive – Compulsive Disorder. Đồng thời, đây cũng là tên tiếng anh của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một dạng bệnh tâm lý khá phổ biến trong đời sống.

Bệnh OCD là gì? Nguyên dân hình thành bệnh OCD?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh tâm lý dễ dàng nhận diện với sự xuất hiện của các ý nghĩ gây lo sợ. Những ý nghĩ này cũng không có lý do chính đáng nhưng vẫn khiến người bệnh phải thực hiện một hành vi nào đó lặp đi lặp lại một cách vô lý để giảm bớt lo âu. OCD là một rối loạn về mặt tâm lý mang tính chất mạn tính, tồn tại trong thời gian dài nên chúng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh.

Theo thống kê của các viện nghiên cứu tâm lý thì hầu hết bệnh nhân mắc OCD thường xoay quanh các vấn đề gần gũi trong đời sống hằng ngày. Điển hình như lo sợ bị nhiễm khuẩn, sắp xếp đồ đạc chỉnh chu quá mức,… Đối với bệnh nhân mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế, họ luôn xuất hiện những ý nghĩ và hành vi lặp lại liên tục một cách vô lý nhưng không thể kiểm soát được.

Đặc trưng ở những người mắc OCD sợ nhiễm vi khuẩn, họ rửa tay rất nhiều lần mặc dù tay không hề bẩn. Tuy nhiên, nếu họ không rửa tay, ý nghĩ tay bẩn sẽ khiến họ cảm thấy rất khó chịu và bắt buộc họ phải đi rửa tay.

OCD là tên viết tắt của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Ngoài thắc mắc OCD là gì thì nhiều bạn đọc cũng muốn tìm hiểu về các triệu chứng của căn bệnh này. Thực tế, các dấu hiệu của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế không được nêu cụ thể, tuy nhiên chúng đều có đặc trưng chung là sự xuất hiện các ý nghĩ và hành vi vô nghĩa.

Chính những ý nghĩ gây ám ảnh cho người bệnh cứ lặp đi lặp lại, bắt buộc họ phải thực hiện những hành vi với tần suất cao một cách vô lý. Tuy nhiên, nếu không thỏa mãn những hành vi này, họ sẽ cảm thấy rất lo lắng, ám ảnh đến mức cưỡng bức họ phải thực hiện điều đó.

Theo các bác sĩ, chuyên gia tâm lý thì bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có hai đặc trưng, cụ thể là:

2.1. Ý nghĩ ám ảnh

Các bạn có thể hiểu ám ảnh là những ý nghĩ, hình ảnh, suy nghĩ xuất hiện với tần suất lớn, liên tục trong thời gian dài khiến con người cảm thấy rất mệt mỏi. Bên cạnh đó, những ý nghĩ này gây ra những sợ hãi có thể mang tính chất hoang tưởng khiến người bệnh lo âu quá độ. Chẳng hạn như bệnh nhân cảm thấy sợ hãi quá mức về sự sạch sẽ hoặc một việc nào đó phải thực sự hoàn hảo, chỉnh chu từng tí một.

Một số chủ đề phổ biến ở bệnh nhân OCD thường bị ám ảnh là:

  • Sợ dơ bẩn.

Tìm hiểu thêm: Từ A đến Z kỹ thuật SHADOWING: 15 phút luyện Nói tiếng Anh hiệu quả

Bệnh nhân luôn lo sợ cơ thể bị nhiễm vi khuẩn

  • Sợ gây tổn thương cho người khác.

  • Sợ bị mắc lỗi, làm sai.

  • Sợ không được thừa nhận.

  • Thường quan trọng quá mức về sự chính xác và cân bằng.

  • Sự nghi ngờ ở mức độ cao.

2.2. Hành vi cưỡng chế

Chính những ý nghĩ về một nỗi lo cứ xuất hiện dồn dập, liên tục khiến người bệnh buộc phải thực hiện những hành vi mang tính chất cưỡng chế để giải tỏa ý nghĩ của mình. Những hành động này thường lặp đi lặp lại nhiều lần để ngăn chặn hoặc làm giảm bớt nỗi lo của người bệnh. Đôi khi, những hành vi cưỡng chế được thực hiện nhằm ngăn chặn một điều tồi tệ gì đó sẽ không xảy ra.

Lặp lại hành vi rửa tay nhiều lần để giảm lo sợ

Điển hình như ở bệnh nhân mắc OCD về sự sợ bẩn, họ thường phải rửa tay liên tục và kiểm tra xem tay có thực sự sạch chưa để trấn áp nỗi lo sợ của bản thân. Một số người phải rửa tay nhiều đến mức khiến da bị mỏng và đỏ ửng lên thì họ mới yên tâm là tay đã sạch và được loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn.

Một số hành vi cưỡng chế thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc OCD là: rửa hoặc làm sạch (một bộ phận trên cơ thể hoặc đồ dùng), đếm, thực hiện kiểm tra nhiều lần liên tục, yêu cầu về sự chắc chắn, thực hiện một hành đồng với tần suất cao một cách liên tục, đúng vị trí – trật tự.

3. Một số nguyên nhân gây ra bệnh OCD

Ngoài tìm hiểu OCD là gì, mọi người cần phải biết nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Thực tế, bệnh OCD (tức bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế) xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể mắc bệnh bởi sự kết hợp từ nhiều lý do chứ không nhất thiết chỉ vì một điều gì đó. Theo các nhà tâm thần học, bệnh OCD được gây ra do những nguyên nhân sau đây:

  • Yếu tố sinh học: sự thay đổi của não hoặc cơ thể khiến cho người bệnh xuất hiện những ý nghĩ ám ảnh và thực hiện những hành động vô nghĩa một cách cưỡng chế.

  • Yếu tố môi trường: dựa trên những nghiên cứu, các bác sĩ kết luận rằng bệnh OCD có thể xuất phát từ những hành vi được thực hiện trong thời gian dài hình thành nên thói quen. Điển hình như thói quen kiểm tra tắt bếp thường xuyên.

>>>>>Xem thêm: USSD là gì? Tất tần tật những thông tin mới nhất về USSD

Sự thiếu hụt Serotonin là nguyên nhân gây bệnh OCD

  • Yếu tố khác: những ý nghĩ mang tính chất hoang tưởng có thể xuất hiện ở bệnh nhân do sự thiếu hụt Serotonin – một chất hóa học rất cần thiết cho bộ não. Ngoài ra, các bác sĩ cũng đưa ra bằng chứng cho thấy ở trẻ em bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta và liên cầu nhóm A có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những trẻ khác.

Ngoài những nguyên nhân được liệt kê ở trên, nhiều bác sĩ còn chia sẻ về yếu tố nguy cơ đối với bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Những yếu tố này có thể góp phần làm tăng khả năng mắc bệnh hay cũng có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh nhưng chưa được chứng minh. Cụ thể các yếu tố này là:

  • Tiền sử gia đình: có người thân, cha, mẹ, ông, ba có một trong những rối loạn về mặt tâm lý thì khả năng phát triển bệnh khá cao.

  • Các sự kiện trong đời sống có tính chất căng thẳng quá cao: đối với những người nhạy cảm, có những phản ứng mạnh mẽ khi đối diện với căng thẳng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Đặc biệt, chính những phản ứng này có thể làm nảy sinh những ý nghĩ xâm chiếm đời sống tinh thần khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, bức bách. Đồng thời, xuất hiện những hành vi mang tính ép buộc họ phải thực hiện.

  • Mặc dù vẫn chưa có cơ sở kết luận nhưng theo các bác sĩ, ở phụ nữ mang thai hoặc những người vừa trải qua giai đoạn sinh nở thường có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ bệnh OCD là gì. Đồng thời, mọi người cũng biết được các nguyên nhân gây ra bệnh, các yếu tố nguy cơ để chủ động phòng tránh bệnh. Các căn bệnh tâm lý thường để lại những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống của chúng ta. Do đó, mọi người nên quan tâm và chăm sóc cả sức khỏe tinh thần và thể chất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *