1. Hiểu OTB là gì?
OTB là một cụm từ viết tắt, nghĩa của nó được giải thích trong rất nhiều lĩnh vực. Bạn hãy đọc một số định nghĩa của OTB mà chúng tôi tìm được dưới đây:
– OTB (Only The Best): Chỉ là tốt nhất.
– OTB (On The Border): Biên giới.
– OTB ( Offer To Beat): Cung cấp cái gì đó để đánh bại.
– OTB (One Touch Backup): Một liên lạc được sao lưu.
– OTB ( Open To Buy): Mở để mua.
– OTB ( One Time Buy): Một thời gian để mua.
– OTB ( Off the back): Ra phía sau.
– OTB ( Over The Bridge): Qua cầu.
– OTB (On The Book): Bên trên quyển sách.
Như vậy, có thể khẳng định rằng nghĩa của OTB thực sự rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy thuộc vào ngữ cảnh mà bạn có thể sử dụng OTB khác nhau. Có thể thấy rằng có nghĩa của OTB phức tạp cũng có nghĩa của OTB thực sự rất đơn giản. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu một vài giá trị ý nghĩa của OTB trong kinh doanh ở phần tiếp theo của bài viết nhé.
2. Một số giải thích về OTB trong doanh nghiệp
2.1. OTB là gì trong hoạt động kinh doanh
Open To Buy được viết tắt là OTB để sử dụng thuận tiện hơn trong kinh doanh. Ý nghĩa của nó trong trường hợp này chính là để biểu thị một nguồn hàng được mua từ một điểm phân phối bán lẻ, trong một khoảng thời gian xác định. Nói một cách đơn giản hơn, OTB nghĩa là việc chúng ta mua một nguồn hàng tồn kho một cách thuận lợi không gặp bất cứ rắc rối gì. Hay nói cách khác, Open To Buy – OTB trong ngữ cảnh này chính là quy trình cho việc lập kế hoạch mua và bán các mặt hàng.
Open To Buy dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “mở để mua”. Mở để mua chính là một bản kế hoạch được tiến hành thực thi cho nhiệm vụ quan trọng đó là kiểm soát các mặt hàng tồn kho. Việc quản lý, kiểm soát tồn kho này có một vai trò hết sức quan trọng. Nó đảm bảo lượng hàng trong kho là hợp lý.
Trong kinh doanh thực tế, có nhiều mặt hàng bị rơi vào tình trạng tồn kho hoặc bị loại sai. Dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ trong việc lưu thông dòng tiền, giảm đi lợi nhuận trong kinh doanh, khi mặt hàng tồn kho nhầm được phát hiện sẽ phải tiến hành giảm giá để bán. Một hệ quả lớn hơn mà nó gây ra chính là làm mất đi sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm hay sản phẩm của doanh nghiệp đem lại trải nghiệm xấu cho khách hàng.
OTB thường được tính bằng đơn vị đô la, cách tính này được áp dụng nhiều bởi vì nó có thể tạo ra được sự khác biệt cơ bản về mặt chi phí cho các mặt hàng, sản phẩm. Để ta có thể tận dụng được một cách tối ưu lợi thế trong việc mua hàng hoặc là mua thêm các sản phẩm mới. Có một số loại đô la OTB được các nhà nghiên cứu kinh tế khuyên giữ lại.
Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nên có cho mình một bản kế hoạch OTB. Song song với việc lập kế hoạch OTB là việc lập bản kế hoạch chi tiết cho từng mã hàng sản phẩm một, lập kế hoạch chi tiết cho các mã hàng hóa đang được lưu trữ trong kho. Có thể lập kế hoạch OTB trên giấy hoặc là ở trong các bảng tính.
Công thức OTB được trình bày như sau:
OTB = Hàng bán có kế hoạch + Dự trữ nguồn hàng bị tồn kho cuối tháng + Markdowns theo kế hoạch – dự kiến nguồn hàng tồn kho ở đầu tháng.
Có một lưu ý vô cùng quan trọng đối với nhà bán lẻ: Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa OTB vào áp dụng trong thực tiễn. Trước khi áp dụng OTB hãy cân nhắc kỹ càng và xem xét xem mỗi con số mà bạn đưa ra trong bản kế hoạch có phù hợp với thực thế tại doanh nghiệp hay không. Nếu nguồn hàng bị tồn kho trong thực tế đạt được 6% theo như kế hoạch mà bạn đã đề ra thì nó chứng tỏ được kế hoạch mà bạn đã đề ra và cách bạn đang thực hiện chiến lược OTB khá tốt.
2.2. OTB được hiểu như thế nào trong văn hóa doanh nghiệp
Bạn đã bao giờ nghe sếp của mình nói: “Cuối tuần chúng ta tổ chức OTB”. Tuy nhiên bạn lại không hiểu OTB trong trường hợp này là gì. Đừng lo, sentayho.com.vn giải thích cho bạn ngay đây.
Outdoor Team Building chính là ý nghĩa của từ OTB. Đây chính là một việc làm được thực hiện tự nguyện. Nó giúp doanh nghiệp xây dựng được một đội ngũ nhân viên đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau. Gần như tất cả các tổ chứ bây giờ để sẽ tổ chức hoạt động Outdoor Team Building để có thể cổ vũ tinh thần đội ngũ nhân viên của mình.
Vai trò của OTB thực sự rất cần thiết trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nó sẽ tạo ra văn hóa khác biệt cho mỗi doanh nghiệp, khiến nguồn nhân lực giỏi của họ trở nên đoàn kết và muốn gắn bó hơn. Mà nguồn nhân lực tốt chính là kim chỉ nam, là chìa khóa để doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thương trường khốc liệt.
3. OTB hay bị nhầm lẫn với từ gì?
Có rất nhiều người bị nhầm lẫn OTB với OTP. Tuy nhiên hai khái niệm này là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Nó biểu thị cho những khái niệm không có gì liên quan đến nhau. Tuy nhiên, về mặt mặt chữ, hai cụm từ viết tắt này lại khá tương đồng.
Qua những gì chúng tôi giải thích phía trên, có thể thấy OTB là một cụm từ viết tắt mang rất nhiều nghĩa khác nhau. Trong mỗi ngữ cảnh khác nhau sẽ được sử dụng khác nhau. Còn OTP mang một nghĩa duy nhất đó chính là mật mã có hiệu lực trong một lần sử dụng duy nhất. Mật mã OTP thực hiện cho các giao dịch ngân hàng hoặc các giao dịch khác. Mã OTP có thể là một dãy chữ số, một dãy ký tự hay ký tự xem lẫn chữ số để làm mật mã cho các giao dịch của bạn.
Như vậy có thể thấy rằng trong mọi trường hợp khi nhắc đến OTP là người ta có thể hiểu luôn, vì nó chỉ biểu hiện cho một ý nghĩa duy nhất. Còn OTB tùy từng ngữ cảnh sẽ có các cách hiểu khác nhau. Đặc biệt là trong kinh doanh, có thể thấy nghĩa của OTB khá phức tạp cần có nhiều kiến thức kinh tế để có thể hiểu rõ khái niệm này.
Qua bài viết này, hy vọng rằng chúng tôi đã có thể cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn về OTB và ý nghĩa của nó trong mỗi phương diện của cuộc sống. Hoạt động OTB trong kinh doanh hay trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đều là vô cùng cần thiết. Trong kinh doanh khiến việc mua bán, làm việc với sản phẩm trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có một bản kế hoạch OTB chi tiết và thực tế. Còn bên trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì OTB chính là việc tổ chức các hoạt động đội nhóm ngoài trời giúp tập thể công ty đoàn kết, vững mạnh hơn.