Nhắc đến Trung thu là nhắc tới ông trăng, chị Hằng, chú Cuội, đến những chiếc đèn lồng rực rỡ, và nhắc tới một hoạt động không thể thiếu đó là phá cỗ Trung thu. Nhưng bạn đã thực sự hiểu phá cỗ Trung thu là gì chưa?
Trung thu là ngày rằm tháng 8, theo nghĩa Hán Việt là “giữa mùa thu”, là ngày tết của trẻ em và là dịp đoàn viên của gia đình. Trong dịp này, trẻ em khắp nơi trông đợi để được trông trăng phá cỗ, rước lồng đèn, ăn bánh trung thu. Nghe phá cỗ trung thu chắc nhiều người thấy lạ tai và không biết nó thực sự là gì mặc dù nghe rất nhiều lần. Cùng tìm hiểu xem phá cỗ Trung thu là gì nhé!
Bạn đang đọc: Phá cỗ trung thu là gì? Ý nghĩa nét đẹp văn hóa ngày lễ
1Phá cỗ trung thu là gì?
Thông thường, trong ngày Tết Trung thu các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ trung thu bao gồm bánh nướng, bánh dẻo cùng những loại bánh hấp dẫn được trẻ em yêu thích, các loại trái cây tươi căng mọng theo mùa hay những loài hoa được cắt tỉa công phu với nhiều hình dáng khác nhau, sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt.
Phá cỗ trung thu là gì?
Xung quanh là các loại đèn lồng như đèn ông sao, đèn cá chép,.. lung linh sắc màu. Sau khi tham khảo cách chuẩn bị mâm cỗ trung thu theo ngũ hành và nên đặt ở giữa sân để cúng trời đất tổ tiên. Và sau khi cúng bái xong, lúc trăng rằm lên cao và sáng rõ nhất, tất cả mọi người sẽ quây quần và đồng thanh hô “Phá cỗ”.
Cách phá cỗ Trung thu đó là người lớn sẽ đem bánh trái và chia đều ra mọi người cùng thưởng thức. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo với hương vị thơm ngon sẽ được cắt ra, chia đều để ai cũng được cảm nhận cái vị của ngày Tết Trung thu.
Trẻ em thì vừa ăn bánh vừa cầm những chiếc đèn lồng hát vang những ca khúc Trung thu vui nhộn. Người lớn thì thưởng thức bánh, uống trà, ngắm trăng và chuyện trò cùng nhau. Phá cỗ trong đêm Trung thu là mọi người cùng nhau thưởng thức mâm cỗ dưới ánh trăng rằm, cùng chuyện trò, ca hát, thưởng thức không khí sum vầy, đầm ấm của ngày Tết đoàn viên.
2Ý nghĩa phá cỗ ngày Trung Thu
Phá cỗ Trung thu một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ ngàn đời nay. Vậy ý nghĩa phá cỗ Trung thu là gì?
Việc chuẩn bị một mâm cỗ với các loại bánh trái để cúng trời đất, tổ tiên thể hiện cho mong muốn một năm mùa màng bội thu, gia đình đầm ấm, sum vầy. Và sau đó, việc phá cỗ trong đêm Trung thu là mong muốn mang đến niềm vui cho con trẻ, cho mọi thành viên trong gia đình trong Tết đoàn viên. Phá cỗ đêm Trung thu cũng là dịp để mọi người quây quần, thể hiện cho sự gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình.
Tìm hiểu thêm: Giá Trị Pháp Lý Là Gì ? Khái Niệm Chung Về Pháp Lí Phã¡P Lã½ Lã Gã¬
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ được mùa, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ yên bình, thịnh trị.
Như vậy có thể thấy, việc phá cỗ Trung thu mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Và đó là lý do để cứ mỗi dịp tết đoàn viên về người ta không bao giờ quên chuẩn bị sắm sửa những mâm cỗ ý nghĩa, theo phong thủy cho mùa trung thu quây quần phá vỗ, thưởng trăng và cảm nhận không khí của đêm rằm tháng Tám.
3Thời điểm phá cỗ trung thu
Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch, cứ vào thời điểm này mọi người lại háo hức phá cỗ trung thu.
Trăng vào ngày rằm tháng 8 thường tròn hơn và sáng hơn so với mọi ngày. Đây cũng là thời điểm thích hợp để cho các cuộc họp mặt quây quần bên gia đình để cùng nghe và trò chuyện về những câu ca dao, truyền thuyết về chú cuội, chị Hằng.
4Phá cỗ trung thu như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Đạo đức kinh doanh là gì?
Chuẩn bị mâm cỗ trung thu
Một mâm cỗ sẽ bao gồm: Bánh trung thu, mâm ngũ quả và không thể thiếu những chiếc đèn lồng truyền thống.
Rước đèn trung thu
Đèn lồng trung thu được xem là “đặc sản” không thể thiếu trong dịp này. Những loại đèn lồng truyền thống cùng với nhiều loại đèn với hình dáng độc đáo được thắp sáng bằng nến hoặc bằng pin. Ánh đèn lung linh từ những chiếc đèn lồng cùng các em thiếu nhi đi khắp xóm với nụ cười tươi tạo không khí tươi vui, náo nức cho dịp lễ trung thu.
Múa lân
Múa lân hẳn không quá xa lạ với mọi người đặc biệt là vào những dịp tết Trung Thu. Múa lân trong dịp tết Trung Thu tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng đối với mọi người. Tiếng trống lân rộn rã hòa cùng ánh đèn trung thu, hình ảnh con lân nhảy múa theo nhịp điệu và ông địa đi khắp những con phố, làm khuấy động tạo không khí vui tươi, ấm cúng.
Phá cỗ trung thu
Trung Thu là tết đoàn viên, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ, thờ cúng tổ tiên, đây cũng là giây phút mọi người trong nhà tập hơp và ngồi lại với nhau bắt đầu tiết mục phá cỗ. Mọi người sẽ cùng nhau lần lượt thưởng thức bánh trung thu và trái cây.
Người lớn thì cùng trò chuyện ngồi ăn bánh, uống trà còn trẻ con thì nô đùa, cầm lồng đèn chạy nhảy xung quanh. Tạo nên khung cảnh ấm úng, một bức tranh về tết Trung Thu đầy ý nghĩa.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được phá cỗ Trung thu là gì rồi. Chúc bạn sắp đến có một đêm phá cỗ thật vui vẻ và ấm áp nhé.
Nhớ xem những thông tin mới nhất về trung thu năm nay tại chuyên mục Trung thu.
Mua bánh quy tại Bách hoá XANH để làm quà cho các bé dịp Trung Thu:
>> Những lời chúc ý nghĩa dành cho vợ chồng, người yêu đêm trung thu
>> Trung thu 2020 vào ngày nào? Những địa điểm vui chơi Trung Thu ‘hot’ nhất ở TP.HCM
>> Mong ước một lần trở về Trung Thu xưa có được không?
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH