Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTML và lập trình di động
Native App là code bằng hai ngôn ngữ lập trình chính của Apple và Google. Cross Platform có 1 bộ code trung gian, code 1 lần rồi biên dịch ra hai bản iOS và Android. Hybrid là app giả. App mà chính giữa nó là 1 cái ruột rỗng gọi là 1 website chạy.
Bạn có biết, công nghệ lập trình ứng dụng di động hiện nay đang bị chi phối bởi ba thuật ngữ quan trọng, mà từ đó cho ra đời nhiều loại phần mềm tuy giống nhau nhưng lại khác nhau hoàn toàn. Ba thuật ngữ mà tôi muốn nói đến ở bài viết này là ứng dụng Native, ứng dụng Cross Platform và ứng dụng Hybrid.
Native app là gì?
Native app hay còn được gọi là ứng dụng gốc. Vốn dĩ nó có cái tên này là bởi vì nó được viết bằng chính các ngôn ngữ lập trình gốc thần nhất dành riêng cho từng nền tảng cụ thể. Hai nền tảng di động phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS (Windows Phone thì vừa bị khai tử vào tháng 10/ 2017). Từ đó, các ngôn ngữ lập trình tương ứng được chính các công ty mẹ tạo ra phù hợp với từng nền tảng. Chẳng hạn như Apple đã có Swift, Objecive-C được dành cho lập trình ứng dụng trên nền tảng iOS. Lập trình trên Android thì dùng Java, mặc dù đây không phải ngôn ngữ do Google tạo ra.
Native App tạo ra các ứng dụng gốc mượt mà trên mọi thiết bị di động[/caption]
Phần lớn ứng dụng ngày nay như phần mềm quản lý nhà trọ được lập trình dựa trên công nghệ này mặc dù chi phí để thực hiện chúng tương đối cao hơn những loại công nghệ khác.
Điểm mạnh của lập trình ứng dụng gốc đó là ứng dụng được lập trình dành riêng cho một hệ điều hành duy nhất. Được sự hỗ trợ của các SDK từ các nền tảng nên ứng dụng có thể tận dụng được gần như là tất cả tính năng trên hệ điều hành. Tỉ lệ hoàn thiện của ứng dụng cũng cao hơn rất nhiều so với ứng dụng khác, ít khi mắc lỗi lặc vặt.
Tuy vậy, dù phổ biến nhất, công nghệ Native App cũng không tránh khỏi hạn chế của mình, điều làm nó phải nhường phần còn lại thị trường cho những công nghệ khác. Khi phát triển ứng dụng gốc, lập trình viên bị hạn chế khả năng phát triển trên nhiều nền tảng khác nhau, vì mỗi ứng dụng chỉ phù hợp với duy nhất một nền tảng mà thôi. Nếu muốn phát triển ứng dụng trên 2 nền tảng lớn nhất hiện nay, lập trình viên phải làm 2 ứng dụng y hệt nhau nhưng bằng hai loại ngôn ngữ khác nhau. Đó là lý do vì sao chi phí thực hiện một ứng dụng gốc trên di động lại tốn nhiều chi phí hơn so với nhiều loại khác.
Facebook là một trong những kiểu ứng dụng gốc (Native App) và có cả hai phiên bản dành cho Android và iOS. Facebook dành cho chút xíu thị trường của Windows Phone vẫn còn đang hoạt động, tuy nhiên đã không còn đươc hỗ trợ nữa. Hiện nay các ứng dụng được phát triển trên nền React Native rất nhiều (hay còn gọi là React Native Mobile App Development), các công ty lớn mà bạn có thể tham khảo nếu muốn xây dựng app mobile trên nền tảng này bao gồm: Groove Technology, Mona Media, MCG, FTPsoftware, Viettel,…
Cross Platform là gì?
Cross Platform hay còn được gọi là Multi Plaform là thuật ngữ để chỉ những ứng dụng đa nền tảng. Trong khi các ứng dụng gốc tốn quá nhiều phí để xây dựng trọn bộ ứng dụng trên tất cả các nền tảng thì với Cross Platform, mọi thứ đều có thể giải quyết. Lập trình viên chỉ cần lập trình một lần và biên dịch hoặc phiên dịch ra thành nhiều bản Native App tương ứng với từng nền tảng khác nhau.
Công cụ quan trọng nhất để thực hiện các dự án ứng dụng đa nền tảng (Cross Platform) chính là Frameworks đa nền tảng. Có rất nhiều Framework đa nền tảng. Mỗi loại sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tùy vào mục tiêu xây dựng App mà lập trình viên sẽ lựa chọn Framework nào cho phù hợp.
Nổi tiếng và phổ biến nhất là Framework Ximarin. Ngôn ngữ lập trình chủ đạo trong Ximarin là C#, ngoài ra còn có Objective-C, Swift và Java. Ngoài ra, còn một số cái tên mà bạn nên lưu tâm là Sencha Touch, Monocross, Corona SDK,…
Vậy là hẳn nhiên bạn có thể thấy được lợi thế lớn nhất của Cross Platform là những tối ưu về thời gian và chi phí thực hiện. Điều này cũng góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng các ứng dụng đa nền tảng của người dùng hiện nay.
Và tất nhiên, công nghệ này vẫn còn rất nhiều hạn chế, cũng là lý do giải thích vì sao loại ứng dụng này chưa thể chiếm thị trường lớn hơn Native App. Những hạn chế đó tồn tại trong chính các Framework của loại công nghệ này. Kể cả Ximarin vốn có ưu điểm là có độ tương thích cao thì cũng chính ưu điểm này hạn chế khả năng tận dụng vô số thư viện nguồn mở trên cả Android và iOS. Sencha Touch là Framework ứng dụng công nghệ hàng đầu vậy mà nhiều lập trình viên vẫn từ chối sử dụng vì cho rằng “quá trình cấp phép thương mại” của Sencha Touch có phần khó hiểu.
Hybrid App là gì?
Hybrid App hay còn được gọi là các ứng dụng lai. Ứng dụng lai được tạo ra bằng ba loại công nghệ Front End quan trọng là HTML, CSS và JavaScript. Đó thực chất là một cái web rỗng và được đặt vào bên trong một Native Container. Nhờ đó mà lập trình viên vẫn có thể đưa chúng lên AppStore và hoạt động như một cái app thông thường.
Bộ ba công nghệ Front End, thành phần chính của Hybrid App[/caption]
Đóng vai trò chính trong công nghệ của Hybrid App là các Framework như PhoneGap, Sencha Touch,…
Ưu điểm được các lập trình viên xác nhận của các ứng dụng lai là tận dụng được nhiều điểm mạnh của Native App và Mobile App, giúp tăng trải nghiệm của người dùng trên ứng dụng. Thời gian và chi phí thực hiện của dạng ứng dụng này thấp hơn rất nhiều so với Native App. Thậm chí chi phí bảo hành, bảo trì cũng thấp hơn rất nhiều, vì chỉ cần điều chỉnh trên một app mà có hiệu quả trên tất cả hệ điều hành.
Mặc nhiên, kiểu lập trình này vẫn còn tồn tại một vài hạn chế, nhất là độ mượt mà không bằng Native App và lập trình viên sẽ rất khó để tùy biến các tính năng UX/ UI trên ứng dụng.
Lựa chọn công nghệ nào cho ứng dụng của bạn?
Mặc dù có đến ba kiểu lập trình ứng dụng di động nhưng thật ra lại rất dễ để bạn chọn được loại công nghệ phù hợp cho ứng dụng của mình.
Nguyên tắc lựa chọn bao giờ cũng quy về ba mối: nhu cầu, khả năng và mạo hiểm.
Nhu cầu tức là với đặc điểm ứng dụng của mình, bạn sẽ biết được mình cần chọn loại công nghệ lập trình nào là phù hợp nhất. Một ứng dụng mượt mà, tận dụng được tất cả cơ sở hạ tầng của hệ điều hành thì Native App là phù hợp nhất. Một ứng dụng linh động có thể hoạt động trên nhiều nền tảng, Cross Platform là lựa chọn dành cho bạn. Nhưng nhu cầu thôi chưa đủ, bạn còn phải xem xét đến hai yếu tố khác là chi phí và khả năng.
Ngân sách và điều kiện hiện tại của bản thân là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp vào quyết định ban đầu của bạn. Bởi vì chi phí thực hiện một bộ ứng dụng gốc bao gồm nhiều ứng dụng dành cho nhiều nền tảng là rất lớn. Mà chi phí cho một ứng dụng trên một nền tảng cũng chẳng hề thấp hơn so với những loại công nghệ còn lại. Do đó, nếu ngân sách và các điều kiện tác động không thuận lợi sẽ rất khó để bạn thực hiện một ứng dụng gốc, mặc dù biết rằng chất lượng và hiệu quả từ nó là rất cao. Trong trường hợp này, tốt hơn hết bạn cần vạch rõ cho mình và cả ứng dụng một chiến lược tốt, một còn đường đi chắc chắn và đúng hướng để kịp thời giải quyết sự cố có thể xảy ra nếu mạo hiểm.
Mạo hiểm, nghe thôi cũng đủ hiểu đó là gì? Trong kinh doanh, không hiếm những trường hợp mạo hiểm. Mạo hiểm trong trường hợp này nghĩa là nếu ứng dụng phải phát triển bằng công nghệ Native App mới chất lượng nhưng kinh phí hạn hẹp. Tuy nhiên vẫn có thể cố gắng giải quyết trong thời gian đầu. Giả sử bạn có thể dự liệu tiềm năng phát triển của ứng dụng vẫn có thể mạo hiểm đầu tư. Nhưng, vẫn như đã nói ở trên, tốt nhất ngoài một ý tưởng phát triển ứng dụng độc đáo và khả thi, quan trọng nhất vẫn là vạch rõ hướng đi đúng đắn cho chặng đường quảng bá sản phẩm ra thị trường sau này.
Lựa chọn công ty công nghệ uy tín hàng đầu!
Trên thị trường ứng dụng di động đang bị cho là bão hòa như hiện nay, liệu các Startup, các nhà đầu tư có nên dành thời gian cân nhắc về một ý tưởng lập trình ứng dụng di động mới?
công ty thiết kế website uy tín Mona Media[/caption]
Sự thật là thị trường ứng dụng di động có xu hướng di chuyển về phía bão hòa. Tuy nhiên, bạn cần xem xét rõ toàn bộ viễn cảnh của thị trường này hơn là chỉ đánh giá dựa trên một khía cạnh nhỏ của vấn đề. Nghiên cứu cho thấy rằng, lý do thị trường ứng dụng có xu hướng bão hòa là vì một phần, người dùng sau khi tải các ứng dụng cần thiết sau hi mua máy đã không muốn tải thêm ứng dụng mới nữa. Phần còn lại do chính các công ty cung cấp thiết bị di động. Họ đã cung cấp gần như đầy đủ các ứng dụng cần thiết cho người dùng, thậm chí còn dư ra đối với một số đối tượng nhất định. Vậy thì họ tải ứng dụng về máy để làm gì trong khi tài nguyên sẵn có xài không hết.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải nhìn nhận lại vấn đề này đó là có rất ít ứng dụng đủ độc đáo để thu hút sự quan tâm của người dùng. Trong năm 2016, chúng ta vẫn thấy sự náo nhiệt của trò chơi Pokemon Go làm chấn động toàn thế giới. Trước đó là Flappy Bird cũng làm tốn không ít tài nguyên lưu trữ của hàng loạt website tin tức trên toàn thế giới. Hay trong giới văn phòng, mặc dù Google, Apple cũng đã cung cấp một số ứng dụng ghi chú thông minh, tiện lợi cho người dùng những Evernote đôi khi vẫn chiễm chệ trên nhiều thiết bị di động của người dùng vị sự tiện lợi ngoài mong đợi của nó.
Như vậy, vấn đề của bạn bây giờ không phải là lo lắng thị trường không chấp nhận mình nữa mà là làm thế nào để thị trường chấp nhận mình. Tìm cho mình một ý tưởng độc đáo. Mona Media sẽ giúp bạn hoàn thiện phần còn lại. Vì chúng tôi đang sở hữu một đội ngũ chuyên gia cao cấp là những lập trình viên hàng đầu. Chúng tôi sành sỏi tất cả những loại công nghệ lập trình ứng dụng ở trên và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng rằng: ý tưởng của mình hoàn toàn có thể được thăng hoa sau khi hợp tác với Mona Media.
Liên hệ ngay với chúng tôi, công ty thiết kế website chuyên nghiệp Mona Media để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn về ý tưởng ứng dụng thông minh của bạn.