Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa của lễ cầu siêu đối với vong linh
>>>>>Xem thêm: Brand Story Là Gì? Các Bước Kể Câu Chuyện Thương Hiệu Hấp Dẫn – MOVAD
Bạn đang đọc: Phân loại các cơ sở khám, chữa bệnh theo 3 tuyến chuyên môn, kỹ thuật | Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
Hội thảo góp ý xây dựng Thông tư phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật cơ sở khám, chữa bệnh do Cục Quản lý khám, chữa bệnh tổ chức – ngày 30/10/2018
Theo dự thảo của Bộ Y tế, các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ được sắp xếp lại thành 3 tuyến chuyên môn, kỹ thuật, bao gồm: (1) Tuyến 1: Các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, điều trị ngoại trú; (2) Tuyến 2: Các bệnh viện (điều trị nội trú) với các kỹ thuật chuyên khoa cơ bản và nâng cao; (3) Tuyến 3: Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa thực hiện được các kỹ thuật chuyên sâu.
Cách phân loại các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh theo 3 tuyến chuyên môn, kỹ thuật này sẽ thay thế cho phân tuyến theo địa giới hành chính bao gồm bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã và các phòng khám như đang áp dụng trong nhiều năm qua, điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 20/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó về nội dung đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế có nêu “Tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ y tế theo 3 cấp chuyên môn”.
Ngoài ra, cách phân loại này cũng phù hợp với xu thế của hệ thống y tế các nước phát triển trên thế giới. Với hầu hết các nước, tuyến 1 – tuyến khám, chữa bệnh ban đầu – là nơi tiếp xúc đầu tiên của người dân khi có nhu cầu khám chữa bệnh, được xem là “người gác cổng”, chỉ khi quá khả năng thì các cơ sở y tế ở tuyến 1 (phòng khám GP hoặc bác sĩ gia đình) sẽ giới thiệu người bệnh đến khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế thuộc tuyến 2 (các phòng khám chuyên khoa của các bệnh viện phục vụ người dân trên một địa bàn). Các bệnh viện thuộc tuyến 3 là bệnh viện tuyến cuối (phục vụ người dân của cả một khu vực) sẽ tiếp nhận bệnh nhân được chuyển đến từ các bệnh viện tuyến 2 hoặc các cơ sở y tế thuộc tuyến 1.
Trong mỗi tuyến, các cơ sở y tế và các bệnh viện sẽ được chia làm nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn của các bệnh viện và các cơ sở. Tại hầu hết các nước có hệ thống y tế phát triển, các bệnh viện được xếp ở nhóm cao nhất là những bệnh viện thực hiện được nhiều kỹ thuật chuyên sâu, là cơ sở giảng dạy và thực hành lâm sàng và nghiên cứu khoa học.
Hội thảo góp ý xây dựng thông tư phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật cho các cơ sở khám, chữa bệnh do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ của hầu hết các đại biểu tham dự (là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý bệnh viện thuộc TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam) về tính cần thiết và cách phân loại các cơ sở khám, chữa bệnh theo 3 tuyến chuyên môn, kỹ thuật.
Ngoài ra, các đại biểu cũng nhất trí cao đề nghị Bộ Y tế sớm bỏ phân hạng bệnh viện, thay vào đó, căn cứ vào phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật và kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm để xác định mức giá dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện là hợp lý nhất, đồng thời sẽ làm động lực cho các bệnh viện không ngừng phấn đấu cả về chuyên môn, kỹ thuật và chất lượng phục vụ người bệnh.
Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến chưa thống nhất với cách phân mức độ trong từng tuyến, nhất là tuyến 2 và tuyến 3, cần được nghiên cứu sâu hơn và hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Được biết, thông tư này chỉ được ban hành sau khi Luật khám bệnh, chữa bệnh được sửa đổi vào năm 2019.