Phòng QA là gì? Vai trò, chức năng của phòng QA trong doanh nghiệp –

Phòng QA là một thuật ngữ không quá mới mẻ nhưng không phải ai cũng thực sự có cách hiểu đúng về nó. Vậy trên thực tế, phòng QA là gì? Phòng QA có vai trò, chức năng như thế nào với các doanh nghiệp, công ty hiện nay? Hãy đi tìm câu trả lời cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.

QA là gì? Phòng QA là gì?

QA là viết tắt của Quality Assurance, có nghĩa là kiểm định chất lượng. The đó, kiểm định chất lượng QA trên thực tế là nghiên cứu, theo dõi, giám sát toàn bộ quy trình sản xuất, cung ứng của doanh nghiệp theo một chuẩn mực nhất định. Mục đích của việc làm này là đảm bảo hoạt động trong chuỗi sản xuất, cung ứng diễn ra liền mạch đồng thời tạo được những giá trị nhất định cho khách hàng.

Trên thực tế, phòng QA trong doanh nghiệp sẽ phụ trách toàn bộ những công việc liên quan đến kiểm định chất lượng và giám sát quy trình sản xuất. Mỗi bộ phận trong phòng QA sẽ phụ trách một khâu riêng biệt từ đầu vào, đầu ra, kiểm nghiệm, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng,…

QA học ngành gì? Mức lương của nhân viên QA

QA là lĩnh vực có tính ứng dụng cao nên dù bạn học ngành gì cũng có thể theo đuổi QA khi thực sự có đam mê. Tuy nhiên, Những người học nhóm ngành kinh tế, công nghệ thông tin, kỹ thuật,… sẽ có lợi thế hơn một chút.

Theo chuyên trang tuyển dụng JobsGO, mức lương của nhân viên QA trên thực tế giao động trong khoảng 8 – 16 triệu đồng/ tháng. Trong đó, mức phổ biến nhất là 11 triệu đồng.

? Xem thêm: Mô tả công việc Trưởng phòng chất lượng

Yêu cầu đối với một QA chuyên nghiệp là gì?

Phòng QA là bộ phận quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Khối lượng công việc phòng đảm nhận được đánh giá là tương đối nhiều và phức tạp. Và để có thể thực hiện tốt khối lượng công việc của phòng QA, mỗi nhân sự sẽ cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết như sau:

  • Có hiểu biết, kiến thức đặc thù về lĩnh vực đang làm việc.
  • Am hiểu sâu sắc về phần mềm hệ thống và quản lý QA.
  • Có khả năng giao tiếp tốt, tự tin.
  • Năng động, sáng tạo, không máy móc.
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
  • Nhanh nhạy với các xu hướng cũng như thay đổi trong kiểm định chất lượng.
  • Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi những kiến thức mới mẻ trong lĩnh vực QA.
  • Linh hoạt, nhạy bén trong công việc, đặc biệt là khi có các tình huống ngoài kế hoạch phát sinh.

? Xem thêm: QC là gì? QC làm việc gì, cần kiến thức ra sao?

Vai trò, chức năng của phòng QA

Không thể phủ nhận vai trò và chức năng của phòng QA đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Có thể điểm qua một vài chức năng quan trọng nhất của phòng QA như sau:

Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ khi đến tay người tiêu dùng

Phòng QA là một tập hợp thống nhất có nhiệm vụ chủ yếu là giám sát nghiêm ngặt các khâu từ sản xuất đến cung ứng sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ khi đến tay người tiêu dùng. Theo đó, trong quá trình kiểm tra, nếu có bất cứ sai sót nào phát sinh, nhân sự phòng QA sẽ kịp thời phát hiện và phối hợp với các bộ phận có liên quan để xử lý. Việc làm này sẽ đảm bảo khách hàng luôn được trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ chất lượng bậc nhất.

Giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa sai sót, thất thoát về tài chính

Việc kiểm định nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong từng khâu sẽ giúp hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra. Cùng với đó, việc phát hiện lỗi ở đâu, khắc phục ngay ở đó, cũng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế nguồn kinh phí lớn khi các lỗi đã trở nên nghiêm trọng và nặng nề.

Giữ vững uy tín của doanh nghiệp và đảm bảo niềm tin với khách hàng

Uy tín và niềm tin là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được từ người tiêu dùng. Quá trình xây dựng niềm tin vô cùng khó khăn và vất vả nhưng chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến chúng biến mất vĩnh viễn trong lòng khách hàng. Và nhiệm vụ của phòng QA chính là thực hiện nghiêm ngặt quy trình sao cho không để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến lòng tin và sự yêu thích của khách hàng.

Góp phần giúp doanh nghiệp phát triển và theo kịp tiến trình hội nhập

Hoạt động nghiêm ngặt, tỉ mỉ trong từng khâu giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Nhưng như vậy thực sự chưa đủ. Doanh nghiệp sẽ chỉ đứng im khi tất cả đang dần thay đổi và chạy theo những xu hướng mới. Khi đó, phòng QA sẽ có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo cho doanh nghiệp đi đúng hướng theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội chứ không phải chỉ nằm trong vùng an toàn rồi sụp đổ lúc nào không hay.

? Xem thêm: KCS là gì? Sự thật nghề KCS mà bạn muốn biết

Bài viết cung cấp thông tin trước là giúp bạn trả lời câu hỏi: “Phòng QA là gì?” và sau là giúp bạn có được cái nhìn đúng đắn hơn về công việc của một QA. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể để lại câu hỏi để được tư vấn giải đáp ngay. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *