Phytoestrogen là gì? Lợi ích và thực phẩm có chứa Phytoestrogen | BvNTP

Phytoestrogen là gì?

Phytoestrogen hay estrogen “thực vật” là những hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong thực vật xuất hiện nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của một người bình thường.

Bạn đang đọc: Phytoestrogen là gì? Lợi ích và thực phẩm có chứa Phytoestrogen | BvNTP

Estrogen là một loại hormone được giải phóng trong cơ thể người phụ nữ điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Hệ thống nội tiết cơ thể có trách nhiệm sản xuất hormone này.

Ở tuổi thanh thiếu niên, estrogen đóng một vai trò trong sự phát triển của một ngực, lông nách và lông mu ở phụ nữ. Cho đến khi mãn kinh, estrogen có nhiệm vụ kiểm soát và điều hòa chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ. Thực phẩm có chứa phytoestrogen bao gồm:

  • Rau;

  • Trái cây;

  • Một số hạt;

  • Cây họ đậu.

Khi ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật có chứa phytoestrogen, chúng có thể có tác dụng tương tự như estrogen do cơ thể sản xuất. Vì lý do này, phytoestrogen được gọi là estrogen “chay”. Có các chất bổ sung phytoestrogen, nhưng các nguồn thực phẩm tự nhiên là lựa chọn tốt và an toàn hơn đối với sức khỏe cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Mắt 3 mí: nguyên nhân và cách khắc phục?

>>>>>Xem thêm: Giãn ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Cách nhận biết đơn giản

Phytoestrogen hoạt động như thế nào?

Phytoestrogen có hoạt động tương tự như estrogen vì cấu trúc hóa học của chúng rất giống với estrogen từ cơ thể. Khi phytoestrogen được đưa vào cơ thể, các thụ thể estrogen của cơ thể phản ứng tương tự như estrogen. Phytoestrogen là chất gây rối loạn nội tiết vì chúng là chất phá vỡ chức năng nội tiết tố bình thường.

Tuy nhiên, phytoestrogen không liên kết với các thụ thể estrogen vững chắc như estrogen do cơ thể sản xuất, do đó tác dụng của chúng có thể yếu hơn.

Những lợi ích của Phytoestrogen

Phytoestrogen có thể có lợi cho việc cân bằng lại hormone khi đến độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ dao động và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu ở một phụ nữ 40 tuổi và kéo dài cho đến khi mãn kinh. Các triệu chứng của tiền mãn kinh bao gồm:

  • Bốc hỏa;

  • Vú mềm;

  • Giảm ham muốn tình dục;

  • Mệt mỏi;

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều;

  • Rối loạn cảm xúc.

Những triệu chứng này có thể gây khó chịu và một số người sử dụng liệu pháp thay thế hormone để giúp kiểm soát chúng. Phytoestrogen là một lựa chọn thay thế tự nhiên cho estrogen tổng hợp được sử dụng trong các liệu pháp thay thế hormone. Phytoestrogen cũng có các lợi ích khác bao gồm:

Giảm các cơn bốc hỏa

Phytoestrogen có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa khó chịu. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy phytoestrogen làm giảm tần suất bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ngăn ngừa loãng xương

Thiếu hụt estrogen sau mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và gây ra các tình trạng như loãng xương. Liệu pháp thay thế hormone (HRT) có thể giúp khắc phục tình trạng này và duy trì sức mạnh của xương, tuy nhiên có thể có tác dụng phụ khó chịu. Phytoestrogen có thể là một thay thế tự nhiên.

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy phytoestrogen đã giúp chống lại chứng loãng xương sau mãn kinh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện không quy định về phytoestrogen và nghiên cứu không khuyến nghị dùng phytoestrogen để điều trị loãng xương.

Chống lại các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt

Khi nồng độ estrogen giảm, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và năng lượng cơ thể. Một số người cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu phytoestrogen trong thời gian này để cân bằng lượng hormone và giảm các triệu chứng. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn để hỗ trợ sử dụng phytoestrogen theo cách này.

Trị mụn trứng cá

Khi phụ nữ bị mụn trứng cá, nguyên nhân có thể là sự gia tăng nội tiết tố nam (androgen) trong cơ thể. Phytoestrogen có thể giúp giảm tình trạng mụn trứng cá bằng cách cân bằng lại nồng độ hormone. Một nghiên cứu năm 2017 đã cung cấp một phần thông tin cho phương pháp này, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh liệu phytoestrogen có phải là phương pháp trị mụn hiệu quả hay không.

Chống ung thư vú

Đã có một số tuyên bố rằng phytoestrogen có lợi cho việc chống lại ung thư nội tiết tố, chẳng hạn như ung thư vú. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy sử dụng thực phẩm từ đậu nành làm giảm nguy cơ tử vong và tái phát ở phụ nữ bị ung thư vú. Thực phẩm đậu nành rất giàu phytoestrogen.

Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cho thấy phytoestrogen ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Tuy nhiên, một nghiên cứu tiếp theo năm 2015 cho thấy vai trò của phytoestrogen trong “cuộc chiến đầu tranh sinh tồn với ung thư vú” là phức tạp và phụ thuộc vào giai đoạn mãn kinh của người phụ nữ. Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu đầy đủ liệu phytoestrogen có thể đóng vai trò hữu ích trong phòng ngừa và điều trị ung thư hay không. Phytoestrogen không thích hợp cho tất cả các loại ung thư. Vì vậy, nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Phytoestrogen có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy phytoestrogen giúp điều trị một tình trạng ảnh hưởng đến động mạch và cải thiện sức khỏe tim ở phụ nữ sau mãn kinh.

Các nguy cơ và tác dụng phụ

Các nghiên cứu cho thấy phytoestrogen có thể mang lại lợi ích tương tự như estrogen tổng hợp được sử dụng trong liệu pháp thay thế hormone. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng an toàn hơn estrogen tổng hợp. Chúng có tác dụng tương tự và có thể mang những nguy cơ tương tự bao gồm tăng các nguy cơ:

  • Béo phì;
  • Ung thư;
  • Vấn đề sinh sản.

Nghiên cứu năm 2010 này cho thấy hàm lượng đậu nành cao trong chế độ ăn uống của phụ nữ có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng. Nhiều người tin rằng khẩu phần ăn giàu rau củ có lợi cho sức khỏe và nhiều loại thực phẩm thực vật có chứa phytoestrogen.

Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động của phytoestrogen, vì không rõ liệu việc dung nạp chúng ở mức cao có mang lại bất kỳ rủi ro sức khỏe nào hay không. Trừ khi một người đang sử dụng chất bổ sung phytoestrogen, tuy nhiên không có khả năng họ có thể tiêu thụ một mức độ có hại cho cơ thể. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ chất bổ sung mới nào bao gồm cả phytoestrogen.

Danh sách thực phẩm giàu phytoestrogen:

Các loại hạt

  • Hạt lanh;

  • Hạt hướng dương;

  • Hạt mè;

  • Quả hạnh nhân;

  • Quả óc chó.

Trái cây

Một số loại trái cây rất giàu phytoestrogen, bao gồm:

  • Táo;

  • Cà rốt;

  • Lựu;

  • Dâu tây;

  • Nam việt quất;

  • Nho.

Rau củ

Một số loại rau là nguồn cung cấp phytoestrogen tốt, bao gồm:

  • Khoai mỡ;

  • Đậu lăng;

  • Mầm cỏ linh lăng;

  • Đậu xanh;

  • Giá đỗ.

Sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành rất giàu phytoestrogen bao gồm:

  • Đậu nành;

  • Đậu hũ;

  • Tempeh;

  • Miso.

Các loại thảo mộc

Các loại thảo mộc sau đây có chứa phytoestrogen:

  • Cỏ ba lá đỏ;

  • Rễ cây cam thảo;

  • Hoa bia.

Các loại nước uống

Các loại đồ uống và dầu sau đây là nguồn của phytoestrogen:

  • Cà phê;

  • Rượu whisky ngô;

  • Bia;

  • Rượu vang đỏ;

  • Dầu ô liu;

  • Dầu hoa nhài.

Ngũ cốc

Một số loại ngũ cốc có chứa phytoestrogen bao gồm:

  • Yến mạch;

  • Lúa mạch;

  • Mầm lúa mì.

Tổng kết

Phytoestrogen là các hợp chất có nguồn gốc thực vật có tác động tương tự như estrogen trong cơ thể. Chúng đã được chứng minh là có lợi trong việc chống lại các triệu chứng và tình trạng do thiếu hụt estrogen. Điều này có thể mang lại lợi ích đặc biệt cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Phytoestrogen cũng có thể đóng một vai trò trong việc chống lại ung thư. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu điều này.

Những nguy cơ của việc dung nạp mức độ cao của phytoestrogen vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Tác dụng phụ của chúng có thể tương tự như của estrogen tổng hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *