PR là gì trong Marketing? Mỗi ngành nghề có khái niệm PR riêng. PR có thể đơn giản là một quá trình giúp xây dựng hình ảnh, xử lý truyền thống cho doanh nghiệp của bạn. So với quảng cáo thì mục tiêu của PR có tính lâu dài. Vậy thì PR có những Ưu – Nhược điểm gì mà bạn nên biết.
Bạn đang đọc: PR là gì trong Marketing ? Khám phá 2 Ưu và 3 Nhược của PR
PR là gì trong Marketing ?
PR là gì trong Marketing? Theo các chuyên gia về PR, nó giúp các doanh nghiệp hoặc cá nhân nhà lãnh đạo xây dựng danh tiếng. Các phương tiện truyền thông mà PR hay sử dụng:
- Phương tiện truyền thống
- Phương tiện truyền thông xã hội
- Phương tiện giao tiếp trực tiếp
Khi doanh nghiệp của bạn gặp khủng hoảng, đe dọa uy tín của họ, PR sẽ giúp họ bảo vệ danh tiếng của họ.
Xem thêm: 3 Bí mật giúp PR sản phẩm Hiệu quả
Khái niệm cơ bản của PR trong Marketing
“ Pr – quan hệ công chúng là một quá trình giao tiếp chiến lược, xây dựng mối quan hệ cùng có lợi cho tổ chức và công chúng của họ.”
PR là hoạt động quảng bá, hình ảnh hay thương hiệu của doanh nghiệp. Có rất nhiều hình thức trong PR như tổ chức sự kiện, họp báo, tham dự các chương trình ngành, các hội thảo nghiên cứu,….
Đặc biêt, câu chuyện trong PR là một trong những hình thức thu hút công chúng của doanh nghiệp. Tính lan truyền trong PR rất lớn, sức ảnh hưởng của nó khó có thể đo lường được trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, chiến lược nào cũng có ưu – nhược điểm riêng. Nhà quản trị cần biết ưu – nhược điểm của nó để quản trị chiến dịch hiệu quả hơn.
Ưu điểm của PR là gì trong Marketing
Các chuyên gia PR có thể gọi bằng cái tên khác chuyên gia kể chuyện. Hoạt động PR liên quan đến việc xây dựng lên câu chuyện cho doanh nghiệp của bạn. Nhiệm vụ của họ là truyền tải câu chuyện đó cho khách hàng của mình. Công cụ là các nhà PR thường sử dụng là các phương tiện truyền thông trả tiền, có khi là các giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
1. PR tiếp cận công chúng của họ chứ không phải chỉ là một vài khách hàng
Với các phương tiện truyền thông trả tiền, phương tiện truyền thông xã hội hay các cuộc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, chuyên gia PR không chỉ muốn tiếp cận với một khách hàng mà họ muốn tiếp cận toàn bộ công chúng ở đó. Bán hàng cho công chúng của mình chỉ là phần trong kế hoạch của những người hoạt động PR, họ tập trung tạo mối quan hệ với khách hàng.
Xem thêm: PR là gì – Chiến lược PR Hoản hảo cho quảng bá doanh nghiệp
Ví dụ minh họa về hoạt động PR
Công ty của bạn làm trong lĩnh vực dược phẩm, doanh nghiệp vừa đạt được giải thưởng nào đó. Nếu bạn muốn sự kiện nhận giải thưởng được truyền thông tới công chúng. Bạn có thể thuê phóng viên viết bài và đăng trên báo để truyền thông.
Bên thứ 3 quảng bá về doanh nghiệp thì sẽ hiệu quả hơn là doanh nghiệp tự nói về mình. Nếu bạn là một người mua hàng thông thường, bạn sẽ tìm kiếm thông tin để lựa chọn. Khi đọc được thông tin về doanh nghiệp đạt giải thưởng về chất lượng và hiệu quả trên báo uy tín, khách hàng sẽ tăng niềm tin về doanh nghiệp, có thể mua hàng.
2. PR áp dụng nhiều lĩnh vực
Không chỉ trong kinh doanh mà các lĩnh vực khác như chính trị, xã hội,văn hóa,… cũng cần có PR. Với các chương trình hay chính sách mới của chính phủ cũng cần PR để giải thích và phổ biến. Trong một số trường hợp, các chiến dịch PR không chỉ có ý nghĩa tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, có khi nó cung cấp các thông tin hữu ích cho khách hàng giống như quảng cáo.
Nhược điểm của PR
Tuy nhiên, PR có một số nhược điểm mà các nhà quản trị cần lưu ý:
1. Không thể điều khiển trực tiếp
Các phương tiện truyền thông khi viết về sự kiện truyền thông của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể kiểm soát. Trừ khi bạn trả phí cho họ viết về bạn hay doanh nghiệp của bạn.
2.Khó đo lường hiệu quả của các chiến dịch PR
Hiệu quả của các chiến dịch PR có thể một thời gian sau mới thấy hiệu quả. Việc đo lường các chương trình PR có thể đo lường, nhưng độ chính xác không cao.
3.Mất rất nhiều chi phí mà không mang lại hiệu quả
Do khó đo lường hay đánh giá chiến dịch PR. Đôi khi doanh nghiệp bỏ rất nhiều chi phí PR nhưng hiệu quả không thấy rõ.
Đôi khi nếu chiến lược truyền thông PR của bạn có thể gây nên phản ứng trái chiều.Đó có thể ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: 4 Chiến lược PR nên áp dụng Ngay hôm nay
Ví dụ về chiến dịch PR thành công
PR không chỉ là những câu chuyện tích cực. Nó còn là những giải pháp xử lý khủng hoảng.
Năm 1980, nhiều chai sản phẩm Tylenol của Johnson & Johnson đã được bị tẩm độc. Điều này dẫn đến sự khủng hoảng lan rộng.
Để giảm thiểu thiệt hại mà khủng hoảng này gây ra, Johnson & Johnson đã áp dụng một số biện pháp PR:
- Rút toàn bộ các sản phẩm Tylenol ra khỏi kệ
- Tuyên bố về cảnh báo người tiêu dùng không mua hay sử dụng Tylenol.
- Johnson & Johnson tạo con dấu chống giả
- hướng dẫn nhân viên Johnson & Johnson thuyết trình cho cộng đồng y tế.
Johnson & Johnson đã cứu lại danh tiếng của mình. Trên thực tế, cổ phiếu Tylenol đã tăng trở lại 24%.
Nếu trong trường hợp trên, Johnson & Johnson chỉ sử dụng quảng cáo đơn giản thì sẽ không thể đạt được hiệu quả trên.
Tổng kết
Bài viết “ PR là gì trong Marketing.” cho biết những ưu – nhược điểm mà các nhà quản trị khi lập kế hoạch PR cho doanh nghiệp hay tổ chức. Với ví dụ minh họa về việc xử lý truyền thông của Johnson & Johnson là dẫn chứng về hiệu quả mà PR mang lại.
>>>>>Xem thêm: Tên Linh có ý nghĩa gì? Bộ sưu tập tên Linh hay dành cho bé trai và bé gái