Quy trình ủ phân compost – Phân hữu cơ

Phân compost (hay còn gọi là Phân hữu cơ ) là các chất hữu cơ đã được phân hủy và tái chế thành một loại phân bón để cải tạo đất. Phân hữu cơ là một thành phần quan trọng trong nền nông nghiệp hữu cơ. Phân hữu cơ rất giàu chất dinh dưỡng, được sử dụng trong các khu vườn, cảnh quan, vườn cây và nông nghiệp. Các phân hữu cơ có lợi cho đất về nhiều mặt như là điều hòa đất, làm phân bón, bổ sung các chất mùn quan trọng hoặc axit humic, và như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên cho đất. Trong hệ sinh thái, phân hữu cơ hữu ích cho việc kiểm soát xói mòn, đất đai và đất khai hoang, xây dựng vùng đất ngập nước, và làm bìa bãi rác. Với các thành phần hữu cơ, ủ các cách khác có thể được sử dụng để tạo ra khí sinh học thông qua tiêu hóa yếm khí.

Quy trình ủ rác làm phân compost gồm 3 bước:

Bước 1: Làm thùng ủ rác hữu cơ và chọn vị trí đặt thùng

– Thùng bằng nhựa, hình tròn, dung tích 160lít được bán phổ biến tại các chợ;

– Đối với thùng nhựa, vách thùng khoan nhiều lỗ nhỏ cách nhau 10 cm -15 cm đều nhau. Hai bên thành thùng gần mép đáy thùng được khoan 2 cửa vuông khoảng 20 – 30cm vuông để lấy phân.

– Nơi đặt thùng ủ phân: Cách xa nguồn nước sinh hoạt, đặt chậu nhựa để thu nước rỉ từ rác. Nước rỉ được dùng tưới lên đống rác ủ trong thùng giúp rác mau phân hủy thành phân.

Bước 2: Phân loại rác và bỏ rác hữu cơ vào thùng

– Rác hữu cơ: Là các loại rác phân hủy nhanh như các loại rau, trái, rơm, các loại lá non, thực phẩm, phân gia súc…

* Lưu ý: Không đưa vào lá bạch đàn, lá tràm, lá xả tươi, vỏ cam, quýt vì các loại này chứa tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật.

– Rác vô cơ: Là các loại rác khô, khó phân hủy như vỏ ruột của các loại xe, sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, thân, cát,…không được dùng để ủ phân.

Bước 3: Quá trình ủ rác thành phân compost

1. Kiểm tra độ ẩm

– Nếu bóp thấy nước rỉ ra ngoài kẻ tay là thừa nước, phải sung thêm lá cỏ khô, rơm rạ để điều chỉnh độ ẩm.

– Nếu bóp thấy rác dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu.

– Nếu bóp thấy rác không dính chặt (bời rời) thì không đủ nước, cần bổ sung thêm nước (vừa đủ).

2. Bổ sung vi sinh

– 0,5 – 1 kilogam EM FERT-1.

– Rải, trộn đều vi sinh vào rác.

– Cho rác vào thùng để ủ

3. Đảo trộn và kiểm tra nhiệt độ

– Sau 10 ngày đảo phân trộn đều rác trong thùng một lần (chú ý đảo từ trong ra ngoài và đảo từ ngoài vào trong để các vật liệu được trộn đều). Tại mỗi lần đảo nếu thấy phân bị khô ta cần phải bổ sung thêm nước bằng cách tưới để độ ẩm luôn đạt 60%;

– Sau 30 ngày, rác sẽ phân hủy thành phân compost.

– Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu.

– Nếu nhiệt độ không tăng lên thì đống phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu ẩm, thiếu vi sinh vật hoặc do nén lên các vật liệu quá chặt.

4. Khi rác có mùi hôi, ruồi nhặng.

– Rải một lớp đất mỏng khô hoặc rơm rạ, lá cỏ khô;

– Hoặc dùng tro bếp rải lên bề mặt đống ủ để giảm mùi hôi và ruồi, sau đó tiếp tục bổ sung thêm rác;

– Tưới thêm vi sinh lên bề mặt

– Không nên bổ sung thêm nước vào thùng rác.

5. Lấy phân compost ra ngoài.

– Sau 30 ngày thì lớp phân bên dưới đáy thùng sẽ phân hủy trước. Ta lấy phân ra từ 2 cửa bên dưới.

– Phân tơi xốp, hạt mịn, không có mùi hôi thối, ngã màu nâu đen (đặc điểm của phân compost) lấy ra ở cửa bên dưới bón cho rau màu, cây kiểng.

– Nếu phân lấy ra bị ướt, chưa mịn thì chưa đạt yêu cầu. Ta bỏ phân này ủ trở lại vào thùng và trộn chung với rơm rạ, lá cây khô hoặc tro bếp để giảm độ ẩm (nếu phân còn ướt).

Lấy phân compost từ thùng ủ để bón cây

* Một số vấn đề cần lưu ý:

– Phân compost khi được lấy từ thùng ra, tốt nhất nên để phơi gió 1- 2 ngày để giảm nhiệt độ mới đưa vào bón cây trồng.

– Thời điểm ủ phân tốt nhất trong năm là khi có sẵn nhiều loại vật liệu từ phân xanh, rơm, rạ,…

Nguồn: sentayho.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *