1. Reason to believe là gì?
Reason to believe (RTB) là lý do người tiêu dùng tin vào điều mà thương hiệu nói về sản phẩm của mình bao gồm câu claim.
Trong những ngành hàng mà sản phẩm không khác biệt nhau nhiều như ngành hàng tiêu dùng nhanh, các thương hiệu cạnh tranh nhau bằng cách xây dựng Product Concept với những câu Claim sản phẩm phù phiếm.
Reason to believe là lý giải cho những chức năng của sản phẩm hay tại sao thương hiệu của chúng ta tốt hơn thương hiệu của đối thủ.
RTB có thể là sản phẩm có lợi ích rất tốt (lý tính), khơi gợi cái tôi trong mỗi người (cảm tính) hay đơn thuần là chuyên gia có tên tuổi đứng ra bảo trợ, hoặc đơn giản là xuất xứ từ một nước nào đó uy tín như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc
Điều đó có nghĩa là không phải lúc nào RTB cũng đến từ một lý do lý tính nào mà nó có thể đến từ lý do cảm tính.
2. Các dạng reason to believe chúng ta thường thấy trên thị trường:
2.1 Lịch sử thương hiệu
Những thương hiệu lâu đời thường nhận được sự tin tưởng nhất định từ người tiêu dùng, một phần vì tâm lý “thương hiệu này tồn tại đã lâu, chắc sản phẩm cũng phải tốt mới tồn tại được”
Ví dụ:
2.2 Tính năng sản phẩm
Thể hiện reason to believe bằng tính năng sản phẩm cũng khá phổ biến, các sản phẩm thuộc ngành hàng dồ uống, thực phẩm, sữa…thường sử dụng các chất hoặc thành phần để thể hiện chức năng sản phẩm mang lại.
Vitamin A&C là vitamin phổ biến, có trong nhiều loại đồ ăn thức uống nên đây sẽ không phải là một dòng sản phẩm cao cấp.
Chinsu hương cá hồi: Cá Hồi là một dòng cá nhập khẩu, mắc và cao cấp => nên đây sẽ là một dòng sản phẩm nước mắm cao cấp
Sữa có chứa DHA: chất giúp cho trẻ thông minh hơn, chính vì tính năng ưu việt này nên DHA được xem là một chất dinh dưỡng cao cấp, mắt tiền
Nếu 1 bạn gái xem sản phẩm có Collagen thì đây quả là một sản phẩm chống lão hóa ưu việt.
Dove có chứa 1/4 hàm lượng kem dưỡng da => vừa tắm vừa được dưỡng da
2.3 Định dạng sản phẩm
Định dạng sản phẩm là lý do khá mạnh mẽ để khách hàng tin vào thương hiệu.
Ví dụ:
Nước rửa mặt Oxy chứa than hoạt tính, sản phẩm màu đen, có những hạt li ti, tạo cảm giác đây là những viên than hoạt tính thật.
Sữa tắm lifebuoy than hoạt tính thì sản phẩm bên trong cũng có màu đen, có mùi đặc trưng để người sử dụng cảm nhận như làm bằng than hoạt tính.
2.4 Định dạng bao bì
Định dạng bao bì sẽ đánh vào thị giác của người tiêu dùng, giúp tạo cảm nhận ban đầu trước khi sử dụng sản phẩm.
Đòn tâm lý này giúp “gắn neo” người tiêu dùng ở một trạng thái có sẵn, sau đó họ sử dụng sản phẩm và cảm nhận xung quanh cái neo đó.
Bia Tiger Cristal đc đựng trong chạy dạng bạc, trong suốt mang đến cảm giác nhẹ nhàng, say êm…mặc dù chưa uống.
Lúc đó chúng ta đã bị định dạng bao bì gắn neo tại điểm “cảm giác nhẹ nhàng”, sau khi uống xong và có cảm nhận thật thì chúng ta chỉ xoay quanh cảm giác “nhẹ nhàng”, tức là nhẹ nhàng ít hay nhẹ nhàng nhiều, chứ không hề đề cập đến việc “đâu đầu”.
2.5 Các hình thức bảo trợ của chuyên gia hoặc ngôi sao
Sản phẩm được các chuyên gia uy tín hoặc các nhân vật nổi tiếng bảo trợ luôn nhận được sự tín nhiệm cao trong tâm trí người tiêu dùng.
2.6 So sánh với những hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường không thỏa mãn được người tiêu dùng thì đây là lý do hữu hiệu để khách hàng tin vào khả năng của thương hiệu.