Rel Nofollow là gì: Điều cần biết về cách đặt link nofollow

Chắc hẳn ai đã tìm hiểu kiến thức SEO là gì và từng SEO Offpage sẽ không còn lạ lẫm với khái niệm nofollow là gì hay còn gọi là rel nofollow. Nhưng tôi dám chắc bạn chưa hiểu hết 100% về nó.

Bạn đang đọc: Rel Nofollow là gì: Điều cần biết về cách đặt link nofollow

Thực chất link nofollow là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Và liệu nó giúp được gì cho SEO hay không?

Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích tất cả những điều bạn cần biết về link nofollow là gì cũng như cách đặt link nofollow như thế nào cho hiệu quả.

Đầu tiên, bạn phải hiểu thẻ rel trong HTML là gì trước đã!

Vậy thẻ rel nofollow là gì? Nó có gì khác với thẻ rel dofollow? Tôi sẽ giải thích cụ thể ở phần sau về liên kết này.

>> Hãy xem 3wC nói về link nofollow

Là một người dùng, bạn không thể thấy được sự khác biệt giữa nofollow và dofollow links. Bạn có thể click vào, copy hoặc sử dụng link rel nofollow như bất kỳ link nào khác trên web.

Tuy nhiên, đối với việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, sẽ có sự khác biệt lớn giữa nofollow và dofollow links.

Sự khác biệt giữa liên kết này đó là:

Dofollow links giúp bạn tìm kiếm xếp hạng engine. Ngược lại, nofollow links thì không.

Tôi sẽ giải thích cho bạn.

Google và những công cụ tìm kiếm khác xem link là một dấu hiệu chính để xếp hạng một page.

Nhìn chung, số lượng backlink càng nhiều, trang web của bạn càng dễ rank top trên công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, họ chỉ có thể tính những dofollow link vào trong thuật toán của họ. Trên thực tế, theo như Google cho biết thì link nofollow không được tính vào PageRank.

Google sẽ không chuyển đổi PageRank hoặc anchor text trên những links này. Về cơ bản, sử dụng rel nofollow sẽ giúp bạn loại bỏ được một số link mục tiêu khỏi biểu đồ tổng thể của trang web.

Và nếu như links không không truyền qua PageRank (hay còn được biết là “link juice”) thì nó sẽ không mang lại được ích lợi gì cho thứ hạng website của bạn.

Tuy nhiên, cũng sẽ có một số ngoại lệ. (Tôi sẽ đề cập sau nhé)

Đây chính là lý do vì sao khi xây dựng liên kết bạn cần phải có càng nhiều dofollow links càng tốt.

Tôi lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu.

Chẳng hạn có 2 backlinks trỏ đến trang web sentayho.com.vn của Brian Dean. Một backlink đến từ trang chủ của một website có uy tín (Ahrefs.com). Nhưng khi nhìn vào mã code HTML của trang, bạn có thể nhận thấy.

Backlink này là link nofollow nên chắc chắn sẽ không có giá trị đối với thứ hạng của trang web sentayho.com.vn

Và backlink thứ 2 thì ngược lại. Link này đến từ một bài blog post không có nhiều uy tín bằng sentayho.com.vn. Tuy nhiên, cách đặt backlink hiệu quả này lại là dofollow link. Giờ thì bạn biết rồi đấy!

Backlink thứ 2 sẽ phần nào thúc đẩy thứ hạng website sentayho.com.vn hơn là backlink thứ nhất.

>>> Tìm hiểu thêm: External Link là gì? 8 Loại link nên tránh khi chọn đặt external link

Cách kiểm tra rel nofollow?

Dưới đây là một số cách để kiểm tra xem có phải link Nofollow hay không:

1.Click phải vào bất kì bài blog nào và chọn “View page source”.

2. Tiếp theo, nhìn vào đường link trong HTML của trang.

3. Nếu bạn thấy thuộc tính rel=”nofollow” nghĩa là đường link đó không được theo dõi. Ngược lại, thì đường link đó đang được theo dõi.

Bạn cũng có thể sử dụng “Strike Out Nofollow Links” trong Chrome Extension.

Công cụ này sẽ tự động để những đường gạch ngang qua những link nofollow trong trang.

Ví dụ: Plugin này có thể nhận diện các link nofollow và gạch ngang các link này. Bạn có thể tham khảo hình minh họa bên dưới.

Đối với cách này thì bạn sẽ không phải kiểm tra HTML thủ công nữa.

Tại sao Search Engines tạo ra Nofollow Tag?

Ban đầu, thẻ rel nofollow hay nofollow tag được tạo ra bởi Google để chống lại những bình luận spam trong blog.

Khi blogs ngày càng phổ biến thì những bình luận spam cũng nhiều lên. Đặc biệt, những spammers sẽ để lại những đường link trang web của họ tại các bình luận.

Điều này sẽ tạo ra 2 rắc rối chính:

  1. Đầu tiên, những trang web spam sẽ bắt đầu được xếp hạng cực kỳ tốt trong Google. Điều này sẽ đẩy những những website chất lượng cao ra khỏi kết quả tìm kiếm.
  2. Bởi vì chiến lược này hoạt động rất hiệu quả, cho nên nhữn bình luận spam trên blog ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Vào năm 2005, Google đã hỗ trợ phát triển những nofollow tag và đưa nó vào thuật toán của mình.

Những thẻ này ngay lập tức được thông qua bởi các công cụ tìm kiếm khác (như Bing và Yahoo).

Loại link nào nên Nofollow?

Bất kì link nào có nofollow tag thì nó chính là link nofollow.

Nhưng nhìn chung, các internal link từ các nguồn dưới đây thường là nofollow:

  • Bình luận trên blog
  • Mạng xã hội (như những links trên bài đăng Facebook)
  • Links trên những bài viết diễn đàn hoặc những hình thức khác do người dùng tạo ra
  • Một số blogs và trang web tin tức chất lượng
  • Links từ “widgets”
  • Links trong các thông cáo báo chí

Và những trang web nổi tiếng sử dụng thẻ rel=”nofollow” cho tất cả các outbound links của họ:

  • Quora
  • YouTube
  • Wikipedia
  • Reddit
  • Twitch
  • Medium

Và dưới đây là một số kiểu links nên được nofollow:

Nofollow các link có trả phí

Theo như hướng dẫn quản trị website của Google, tất cả những links mà bạn trả phí nên để nofollow.

Sử dụng sentayho.com.vn và rel= nofollow chặn các link quảng cáo để các con bot bỏ qua các link này.

Công dụng Nofollow trong SEO

Nhiều người cho rằng: “Link Nofollow không mang lại lợi ích gì tới SEO”

Trong khi số khác lại thừa nhận rằng: “Nofollow links tuy không mạnh bằng Dofollow link nhưng nó vẫn có lợi ích”

Vậy đâu mới là sự thật?

Hãy cùng tôi tìm hiểu dưới đây…

Đầu tiên, bạn cần biết Google nghĩ gì về link nofollow?

“Nhìn chung”?

Điều này có nghĩa Google vẫn theo dõi nó trong một số trường hợp nào đó.

Tác dụng của Link Nofollow:

  • Link Nofollow có thể ảnh hưởng trực tiếp đến SEO. Nó có thể giúp website của bạn xếp hạng cao hơn trên Google.
  • Link Nofollow giúp tăng lượng traffic
  • Và link nofollow có thể ngang bằng với dofollow link. Nhiều website lớn (như Youtube và Facebook) đều nofollow tất cả những outbound link của họ. Nhưng điều bạn không biết đó chính là …

Một link nofollow từ website nổi tiếng có thể mang đến hàng tá dofollow links khác.

  • Link Nofollow được xem là một phần của danh sách các link tự nhiên. Đại loại, nếu như liên kết của bạn thiếu tự nhiên, website của bạn có thể sẽ bị Google phạt.

Những lợi ích trên cũng là lý do để bạn cài đặt link nofollow cho website của bạn.

Vậy làm sao để đặt link nofollow cho trang web? Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn ngay bây giờ.

Sự khác biệt giữa Nofollow và Noindex là gì?

Lệnh Noindex là một thẻ meta mà bạn thêm vào một số trang nhất định trên website của bạn. Thẻ này sẽ yêu cầu những công cụ tìm kiếm không được thêm những trang cụ thể khác vào chỉ mục của họ.

Mặt khác, các link nofollow yêu cầu các công cụ tìm kiếm không theo dõi một liên kết cụ thể. Vì vậy, nếu bạn không muốn trang của mình bị lập chỉ mục, bot sẽ không quét dữ liệu, link nofollow sẽ không hoạt động. Thay vào đó chính là thẻ noindex.

Chuẩn kiến thức SEO website ngay hôm nay! Tham khảo các khóa học seo chuyên nghiệp của GTV SEO để có kiến thức được hệ thống chi tiết & update thường xuyên.

Cách đặt link nofollow như thế nào?

#1: Hãy viết một bài blog post

#2: Chèn link vào bài viết như bạn vẫn thường làm. Trong WordPress, chỉ cần highlight văn bản bạn muốn chèn link. Sau đó, nhấp vào biểu tượng liên kết ở thanh nhập dữ liệu.

#3: Chuyển sang chế độ HTML. (Điều này có thể dễ dàng thực hiện trong WordPress bằng cách chuyển từ tab “Visual” sang tab “Text” ở đầu cửa sổ bài post của bạn.)

#4: Tìm liên kết của bạn trong HTML. Nó trông như thế này:

#5: Bây giờ, hãy thêm thẻ rel =”nofollow” vào trong thẻ như dưới đây:

Và thế là xong! Đây chính là một trong những hướng dẫn về cách đặt link nofollow. Làm the các bước trên thì liên kết của bạn bây giờ đã là một link nofollow rồi đấy.

Lời kết

Và giờ tới lượt bạn. Tôi muốn lắng nghe từ chính suy nghĩ của các bạn. Trải nghiệm của bạn về rel nofollow backlinks là gì? Hay là bạn có câu hỏi thêm về cách đặt link nofollow hay không?

Comment bên dưới bài viết chia sẻ với mọi người nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://en.wikipedia.org/wiki/Nofollow#Interpretation_by_the_individual_search_engines
  • https://www.mattcutts.com/blog/pagerank-sculpting/

Có thể bạn quan tâm:

  • Private Blog Network là gì? Cách tìm kiếm Private Blog Networks (PBN) từ A – Z
  • Google Search Console là gì? Cách sử dụng thật hiệu quả
  • IFTTT là gì? 21X công thức IFTTT cho SEOer, Bloggers và Digital Marketers

>>>>>Xem thêm: Domain là gì? Hosting là gì? Cách chọn tên miền đẹp và hosting phù hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *