Rủi ro lãi suất là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất còn được gọi là rủi ro thị trường. Bạn không có cách nào loại bỏ hoàn toàn rủi ro lãi suất mà chỉ có thể kiểm soát nó.

Bạn đang đọc: Rủi ro lãi suất là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát rủi ro lãi suất

Tìm hiểu thêm: Khái niệm về đá quý và đá bán quý-cách nhận biết đá quý đơn giản nhất

>>>>>Xem thêm: Port là gì? Các loại Port thông dụng cần biết | BKHOST

Để hiểu rõ bản chất của rủi ro lãi suất trước tiên bạn cần hiểu rõ về khái niệm về lãi suất, biên độ lãi suất trước. Bởi đây là những khái niệm có mối liên hệ mật thiết với

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay hoặc gửi tiền giữa các bên. Lãi suất làm phát sinh số tiền lãi mà ngưởi vay phải trả cho người cho vay hoặc gửi nhận gửi tiền phải trả cho người gửi tiền.

Mức lãi suất cơ bản được Ngân hàng Trung Ương quy định. Lãi suất tăng lên và giảm xuống sẽ do sự điều chỉnh của Ngân Hàng Trung Ương quy định.

Hiện nay lãi suất được chia làm

  • Lãi suất cơ bản: là lãi suất cơ sở chung để xác định lãi suất phát sinh cho các hoạt động cho vay, nhận gửi tiền của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
  • Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng: là lãi suất mà ngân hàng trả cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
  • Lãi suất cho vay ngân hàng (lãi suất tín dụng): là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho vay. Mức lãi suất này được quy định theo từng mục đích vay vốn như vay ngắn hạn, dài hạn, vay mua nhà, vay mua ô tô, vay tiêu dùng…
  • Lãi suất chiết khấu ngân hàng: áp dụng khi một cá nhân xin vay dưới dạng chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ cá giá trị. Được tính với tỷ lệ phần trăm theo mệnh giá thương phiếu, khấu trừ ngay từ ban đầu khi nhận tiền vay.
  • Lãi suất tái chiết khấu: được ngân hàng Trung Ương áp dụng đối với các ngân hàng thương mại khi cho vay tái chiết khấu dưới dạng thương phiếu và giấy tờ có giá trị ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán.
  • Lãi suất liên ngân hàng: áp dụng trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng cho vay lẫn nhau cũng sẽ phải trả lãi suất cho nhau.

Biên độ lãi suất + Lãi suất cơ bản = Lãi suất cho vay

Thông thường khi ngân hàng đề ra lãi suất cho vay chỉ cố định trong một khoảng thời gian nhất định ví dụ 6 tháng hay 12 tháng. Sau thời gian này lãi suất sẽ được thả nổi bằng lãi suất cơ bản + biên độ lãi suất.

Rủi ro lãi suất hay còn gọi là rủi ro thị trường là rủi ro xảy ra do sự thay đổi bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của trái phiếu, giấy tờ có giá, các công cụ tài chính có lãi suất trên sổ sách kinh doanh của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Rủi ro lãi suất ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động ngân hàng và các nhà đầu tư trái phiếu. Vì vậy rủi ro lãi suất thường được nhắc tới 2 loại chính:

– Rủi ro lãi suất ngân hàng

– Rủi ro lãi suất trái phiếu

5.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất ngân hàng

– Do sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay

Trường hợp 1: Ngân hàng huy động tiền gửi với lãi suất biến đổi và cho vay với lãi suất cố định. Khi lãi suất huy động tăng thì chi phí tăng, lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm. Lúc này rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện.

Trường hợp 2: Khi lãi suất tiết kiệm của ngân hàng cố định và ngân hàng sử dụng tiền tiết kiệm để đầu tư với lãi suất biển đổi. Lúc này khi lãi suất đầu tư giảm thì lợi nhuận ngân hàng giảm và rủi ro lãi suất xuất hiện.

– Do sự mất cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ

Ngân hàng huy động vốn nhưng không sự dụng hết số vốn này để cho vay theo tỷ lệ cho phép. Nếu thu nhập từ số tiền cho vay thấp hơn chi phí phải trả cho người gửi tiền lúc này lợi nhuận giảm hoặc âm thì rủi ro lãi suất sẽ xảy ra.

– Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ

Trường hợp ngân hàng huy động vốn ngắn hạn nhưng lại đem cho vay kỳ hạn dài. Rủi ro lãi suất ngân hàng sẽ xuất hiện nếu như lãi suất cho vay giảm và lãi suất huy động tăng hoặc giữ nguyên.

Trường hợp ngân hàng dùng vốn huy động dài hạn để cho vay ngắn hạng thì rủi ro sẽ xuất hiện khi lãi suất huy động giữ nguyên còn lãi suất cho vay tăng.

5.2 Nguyên dân dẫn đến rủi ro lãi suất với trái phiếu và các loại giấy tờ có giá

– Nhà đầu tư trái phiếu, đặc biệt là những nhà đầu tư vào trái phiếu dài hạn dễ chịu tác động trực tiếp từ rủi ro lãi suất hơn.

Ví dụ khi bạn mua một trái phiếu 20 năm, có lãi suất cố định là 6% với giá 100 triệu đồng. Mỗi năm bạn sẽ nhận được 6 triệu tiền lãi cho đến khi đáo hạn.

Tuy nhiên khi lãi suất tăng lên 6.5%, trái phiếu mới phát hành cho trả cho nhà đầu tư sẽ 6.5 triệu mỗi năm với khoản đầu tư 100 triệu.

Nếu bạn vẫn tiếp tục giữ trái phiếu lãi suất 6% cho tới khi đáo hạn thì bạn sẽ mất cơ hội tăng thu nhập cho mình. Ngoài ra nếu bạn bán trái phiếu 6% thì có thể sẽ phải bán với mức giá thấp hơn ban đầu vì lãi suất trái phiếu cũ giờ không còn hấp dẫn nữa.

– Đối với nhà đầu tư cổ phiếu cũng sẽ bị ảnh hưởng về rủi ro lãi suất nhưng ít hơn so với nhà đầu tư trái phiếu.

Ví dụ khi lãi suất cho vay tăng thì chi phí vay tiền của công ty tăng. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.

Rủi ro lãi suất là rủi ro thị trường, về cơ bản bạn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro này. Nhưng với những cách dưới đây bạn hoàn toàn có thể kiểm soát rủi ro lãi suất trong mức cho phép để không tác động xấu tới giá trị tài sản trong tương lai:

– Đa dạng hóa cơ cấu đầu tư:

Nguyên tắc đầu tiên để kiểm soát rủi ro lãi suất là không nên đầu tư toàn bộ vốn vào một loại tài sản (trái phiếu hay cổ phiếu).

Trong danh mục đầu tư nên có nhiều loại giấy tờ có giá khác nhau ví dụ như trái phiếu ngắn hạn, dài hạn, cổ phiếu của nhiều công ty có mức tăng trưởng tốt.

Đối với ngân hàng: cần sử dụng các công cụ dự đoán rủi ro và cân đối cơ cấu nợ, có giữa các kỳ hạn. Về danh mục đầu tư ngân hàng cần cân đối tỷ trọng danh mục đầu tư như trái phiếu, vàng, trạng thái ngoại tệ.

– Tập trung vào những loại tài sản có tính thanh khoản cao: bạn sẽ dễ dàng bán những loại tài sản này và hạn chế thấp nhất tác động của lãi suất khi có những biến động bất lợi xảy ra.

  • Nguyên nhân rủi ro của tiền gửi tiết kiệm và giải pháp phòng tránh
  • Giải đáp thắc mắc: Rủi ro tín dụng là gì? Và các vấn đê liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *