Sái cổ là hiện tượng vùng cổ bị đau nhức và khó có thể cử động. Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều đối tượng. Thông thường, tình trạng này có thể biến mất sau vài ngày nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Vậy, nên làm gì khi bị sái cổ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
Bạn đang đọc: Sái cổ là gì? Do nguyên nhân nào và phải làm sao? – Vì cộng đồng
Sái cổ là gì?
Sái cổ là một dạng rối loạn vận động của các khớp ở vùng cổ. Điều này gây ra các cơn co thắt, đau nhức ở vị trí này. Theo lý giải từ các bác sĩ, dây thần kinh và cơ trên ở cổ bị chèn ép nên mới gây nên tình trạng này.
Sái cổ có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi trung niên có nguy cơ cao hơn cả. Sở dĩ là xương khớp bị bào mòn, chất nhầy bị thiếu hụt do quá trình lão hóa.
Khi bị sái cổ, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như khó hoặc không thể cử động vùng cổ, đau đầu, co giật,… Tuy rằng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, triệu chứng này có thể khiến cột sống cổ bị vẹo.
Nguyên nhân gây sái cổ
Hiện tượng không cử động được vùng cổ này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên phải kể đến là tư thế ngủ sai cách. Mỗi chúng ta đều có tư thế ngủ theo ý thích. Bạn có thể nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp khi ngủ nhưng vị trí cổ và đầu thường bị nhiều người bỏ qua.
Ngủ sai tư thế
Việc ngủ vẹo cổ sang trái hoặc sang phải trong thời gian dài khiến các cơ bị xơ cứng. Đây chính là nguyên nhân bị sái cổ vào sáng hôm sau. Tình trạng này khiến bạn gặp khó khăn khi làm việc và giao tiếp.
Ngoài ra, việc nằm sấp cũng được cho là có ảnh hưởng xấu đến xương khớp, đặc biệt là các đốt sống cổ. Bên cạnh đó, tư thế này còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan ở ổ bụng. Do đó, bạn nên thay đổi tư thể thường xuyên khi ngủ.
Sử dụng gối quá cứng, quá mềm
Nguyên nhân thứ hai đến từ loại gối mà bạn đang sử dụng. Vùng đầu và cổ tiếp xúc trực tiếp lên gối. Do vậy, một chiếc gối quá cứng hoặc quá mềm có thể khiến các cơ, khớp chịu nhiều áp lực.
Cơ thể vận động đột ngột
Nguyên nhân thứ ba gây ra hiện tượng sái cổ là cơ thể vận động đột ngột. Xoay cổ hoặc ngồi dậy quá nhanh khiến cơ cổ bị căng tức. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần, các đốt sống cổ rất dễ bị thoái hóa nhanh chóng.
Mắc một số bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân được nêu trên, yếu tố bệnh lý được xem là một tác nhân nguy hiểm. Một số căn bệnh có khả năng cao gây ra hiện tượng này là thoát vị đĩa đệm, xơ hóa cơ, thoái hóa đốt sống cổ, căng thẳng thần kinh,…
Tìm hiểu thêm: Thuế thu nhập hoãn lại là gì? Đặc điểm và ví dụ về thuế thu nhập hoãn lại
Sái cổ phải làm sao?
Để điều trị chứng sái cổ nhanh nhất, người bệnh cần tập trung vào nguyên nhân gây ra nó. Đối với các trường hợp bị sái cổ do tư thế ngủ, vận động sai cách,… thì người bệnh không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu có sự xuất hiện của bệnh lý, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là một phương pháp đơn giản để giảm đau nhanh chóng. Đá lạnh giúp các cơ được thư giãn, giảm căng tức. Do đó, bạn sẽ nhanh chóng cử động được vùng cổ. Ở phương pháp này, bạn chỉ cần sử dụng một túi chườm lạnh hoặc một chiếc khăn kèm theo đá sách và đặt lên vùng cổ bị đau.
Uống thuốc giảm đau
Trong một vài trường hợp, sái cổ là hệ quả của chấn thương khi làm việc. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc như NSAID. Đây là một loại thuốc giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
Tiêm lidocain hoặc steroid cũng là một cách để đốt sống cổ được giảm áp lực và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng nẹp cổ mềm để khắc phục và định hình lại cột sống cổ.
Massage
Xoa bóp, massage là cách giảm đau cổ hiệu quả. Chỉ một vài động tác ấn, day vùng cổ vai gáy là bạn đã có thể loại bỏ chứng sái cổ rồi đấy. Theo các chuyên gia, cách này có thể hỗ trợ các mô ở cổ được thư giãn. Không những giảm đau, giảm thiểu triệu chứng mà phương pháp này còn giúp khớp cổ linh hoạt hơn.
>>>>>Xem thêm: Gà gô là gà gì? Giá bao nhiêu, cách nuôi thế nào?
Bài tập cho vùng cổ
Một số bài tập vật lý trị liệu có ý nghĩa to lớn đối với các chứng bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đúng cách để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Với bài tập căng cổ, bạn hãy thực hiện như sau:
- Giữ cơ thể ở tư thế đứng thẳng, hai tay thả lỏng
- Giữ cổ và lưng ở phương thẳng. Sau đó, xoay cổ từ từ sang trái cho đến khi cảm thấy căng.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 đến 15 giây rồi làm tương tự với bên còn lại.
- Lặp lại quá trình này khoảng từ 4 đến 5 lần cho mỗi bên.
Như vậy, có thể thấy, điều trị chứng sái cổ không quá khó khăn. Người bệnh có thể thực hiện một trong các phương pháp trên tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và chưa có dấu hiệu chấm dứt, hãy đến bệnh viện ngay khi có thể. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!