Việc làm Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp
1. Sản xuất nông nghiệp là gì?
Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp, bởi vậy nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Là ngành sản xuất gắn liền với sự phát triển của xã hội được thể hiện qua các công việc trồng trọt, chăn nuôi trên đất đai. Sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sản xuất này được sử dụng để làm tư liệu, nguyên vật liệu để tạo ra lương thực, thực phẩm mà hàng ngày nuôi sống con người và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Các nguyên liệu được chuyển đến các công nghiệp chế biến về thực phẩm để tạo ra các loại thực phẩm đa dạng. Nền nông nghiệp ở nước ta được đánh giá là một ngành sản xuất lớn với lợi thế về diện tích đất canh tác lớn, có nhiều sông ngòi, các vùng đồng bằng lớn đều được phù sa bồi đắp bởi hai con sông lớn là sông Hồng và sông Mê Công. Bên cạnh đó, là một nước từ lâu đã có nền văn minh lúa nước, Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào phục vụ công việc sản xuất hiệu quả. Đó chính là lý do vì sao mà nước ta có ngành sản xuất nông nghiệp khá phát triển.
Nếu sản xuất công nghiệp cần chúng ta phải rót một số vốn rất lớn để mua sắm trang thiết bị, thuê nhân công, nhập liệu đầu vào,… thì sản xuất nông nghiệp lại không cần bà con nông dân phải bỏ qua nhiều tiền mới có thể tiến hành sản xuất. Vốn ban đầu mà chúng ta bỏ ra cho việc sản xuất nông nghiệp là đất, là nước là các giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc cả lâm nghiệp và thủy sản. Đây là quá trình tạo ra sản phẩm trên chính những gì mình có. Sản phẩm của sản xuất xuất nông nghiệp không chỉ là lương thực, thực phẩm mà còn cả việc chế biến để đưa vào sử dụng, xuất ra bên ngoài thị trường phục vụ cho toàn xã hội. Có thể thấy người nông dân của chúng ta thật đa năng, làm công việc hầu hết bằng thủ công mà ít khi cần tới sự hỗ trợ của máy móc. Ngày nay đã xuất hiện các dịch vụ nông nghiệp kết hợp máy móc giúp tăng năng suất, tiết kiệm sức lao động.
Lấy vị đơn giản như việc canh tác lúa, người nông dân phải làm các công việc từ reo mạ, cấy và thu hoạch đồng thời là cả chế biến, phơi khô, xay ra gạo rồi mới đưa vào sử dụng, xuất khẩu ra nước ngoài. Việt Nam tự hào là cho đến hiện tại vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
2. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất ra của cải vật chất đóng góp chủ yếu vào GDP của đất nước. Mỗi ngành sản xuất lại mang một đặc điểm riêng, đối với sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau đây:
– Sản xuất nông nghiệp mang tính khu vực bởi nó được tiến hành trên nhiều địa bàn có diện tích rộng lớn, phát triển phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của mỗi vùng: Theo đặc điểm này tức là ở đâu có đất, nước, có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi và đặc biệt là có lao động làm nông là có thể làm sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, mỗi quốc gia mỗi địa bàn lại có điều kiện đất đai, thời tiết – khí hậu khác nhau, và để tối ưu vốn đất người ta phải lựa chọn nhóm cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện nơi đó thì mới đảm bảo quá trình sản xuất cho ra sản phẩm đạt chất lượng. Mỗi nơi có vị trí địa lý điều kiện khí hậu đất đai khác nhau nên cây thực phẩm được lựa chọn cũng khác nhau, tùy vùng mà bạn có thể tham khảo trồng cây gì có đầu ra ổn định.
– Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất mà không thể sử dụng tư liệu khác để sản xuất. Đất đai là điều kiện cần thiết phục vụ cho tất cả các ngành sản xuất nhưng mục tiêu sử dụng có thể khác nhau: Ruộng đất là tư liệu sản xuất tốt nhất cho nông nghiệp, con người nên hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản mà phải tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất để đồng ruộng ngày càng màu mỡ hơn, sản phẩm sản xuất ra trên mỗi đơn vị sản xuất nhiều hơn.
– Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi: Nếu con người trải qua 4 giai đoạn sinh – lão – bệnh – tử thì cây trồng và vật nuôi cũng phát triển theo quy luật sinh học sinh trưởng – phát triển – diệt vong. Chúng sinh trưởng và phát triển dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố tác động ngoại ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch cuối cùng. Để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cuối cùng, trong một vùng canh tác, phải được sử dụng nhiều loại giống cây trồng, hoặc giống vật nuôi để trước mọi thay đổi của môi trường tự nhiên kết quả cuối cùng có thể bù đắp được cho nhau.
– Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao: Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu, tức là không có thời gian nghỉ mà trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Bên cạnh đó, do sự biến thiên của thời tiết – khí hậu, một năm có 4 mùa xuân – hạ – thu – đông, mỗi cây trồng lại thích hợp để phát triển trong một mùa nhất định dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Thực tế khi trồng lúa nước người ta chia thành hai mùa vụ là vụ mùa và vụ chiêm. Vụ mùa tức là chỉ phù hợp để nuôi trồng các giống lúa còn vụ chiêm là có thể trồng thêm các giống cây lương thực ngắn ngày khác như khoai, ngô, sắn, lạc,… Tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân. Lợi thế tự nhiên tại Việt Nam đang có nhiều ưu ái dành cho nông dân Việt Nam vì vậy nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra nông sản với chi phí thấp, chất lượng cao. Thông qua các khâu công việc như bón phân, làm cỏ, tưới tiêu,… Tuy nhiên vẫn có nhiều sâu bệnh hại dẫn đến vân phải sử dụng một lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn có các đặc điểm riêng khi so sánh với nền sản xuất nông nghiệp của một số quốc gia khác như Thái Lan đó là:
– Từ một đất nước có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này cho thấy nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là rất thấp. Trong khi các quốc gia khác trên thế giới có nền kinh tế phát triển nông nghiệp đạt trình độ sản xuất hàng hóa cao. Tại nước họ, một số các hoạt động đã được thay thế bằng máy móc giúp giảm sức người mà năng suất lại cao. Còn tại Việt Nam hoạt động sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn vất vả trong khi sản xuất công nghiệp lại phát triển tạo việc làm cho nhiều lao động vì vậy tỷ lệ người nông dân bỏ làm nông chuyển sang làm công nhân ngày một nhiều. Đời sống người dân nông thôn ngày càng xích gần hơn với thành thị
– Nền nông nghiệp nước ta có nền nông nghiệp nhiệt đới giá mua có điểm chút ôn đới nhất là ở miền bắc và trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: Trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển. Đặc điểm này cho thấy nền nông nghiệp nước ta có những nhiều thuận lợi từ khí hậu nhưng cũng gặp nhiều khó khăn từ điều kiện khí hậu này. Thuận lợi là hàng năm có lượng mưa bình quân tương đối lớn cung cấp đủ nguồn nước cho hoạt động tưới tiêu, nguồn năng lượng mặt trời dồi dào,… Khó khăn cũng là do lượng mưa nhiều, thường xuyên tập trung vào ba tháng trong năm gây lũ lụt, ngập úng. Nhưng nắng cũng tương đối gắt có lúc còn gặp tình trạng khô hạn, vào những tháng không có mưa nhiều vùng thiếu cả nước cho người, vật nuôi sử dụng.
3. Những loại sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp
Sản phẩm của sản xuất nông nghiệp không chỉ lúa, là ngô, khoai,… mà có nhiều loại sản phẩm được chia ra các nhóm như:
– Sản xuất lương thực: lúa sau chế biến tạo ra gạo là lương thực chính nuôi sống con người qua từng thời kỳ. Đây là một loại lương thực cho đến hiện nay vẫn chưa được thay thế bởi loại lương thực khác trong bữa ăn hàng ngày của con người.
– Sản xuất hoa màu: các loại rau, củ, quả cụ thể là các loại rau xanh, ngô, khoai, sắn,… trồng với mục đích tự phục vụ gia đình hoặc buôn bán tạo thu nhập
– Sản xuất các loại hạt: tập trung chủ yếu tại miền Nam bao gồm các loại hạt như lạc, điều, tiêu, cà phê, ca cao,…
– Sản xuất thịt, trứng từ vật nuôi: Có thể nuôi theo quy mô hộ gia đình hoặc quy mô với số lượng nuôi nhiều hơn là trong trong nông trại. Chủ yếu là các loại gia cầm như gà, vịt,… gia súc là lợn, trâu, bò,… và thủy hải sản là cá, tôm,…
Tất cả các loại sản phẩm mà sản xuất nông nghiệp tạo ra đều phục vụ vào cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng cho con người chất dinh dưỡng, nuôi lớn họ mỗi ngày. Việt Nam không giống như các quốc gia phương Tây khác, họ có thể ăn bữa chính bằng bánh mì, hay các loại thực phẩm được chế biến từ lúa mì nhưng trong tất cả các bữa ăn của gia đình Việt không thể thiếu bát cơm trắng, ăn kèm với thịt và rau.
Vậy là qua nội dung bài viết trên đây độc giả đã biết sản xuất nông nghiệp là gì cùng với đặc điểm của lĩnh vực sản xuất này tại Việt Nam. Dù cho Việt Nam có đang chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại thì vẫn không quên quan tâm đầu tư cho nền nông nghiệp của đất nước. Hoàn thành mục tiêu để Việt Nam không những là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai Thế giới mà còn phải đảm bảo cả về chất lượng gạo ngang tầm với vị trí xuất khẩu. Để đọc thêm các bài viết hay khác hãy truy cập sentayho.com.vn hẵng ngày.