Mỗi sản phẩm trong kho hàng của bạn đều cần một mã riêng biệt được gọi là SKU. SKU là gì mà lại phổ biến trên toàn thế giới và là công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng, quản lý sản phẩm một cách dễ dàng và khoa học khi danh mục sản phẩm kinh doanh ngày một mở rộng và đa dạng. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu một cách tổng quan SKU sản phẩm là gì và 5 công dụng tuyệt vời của SKU trong bài viết dưới đây.
SKU sản phẩm là gì? Bật mí 5 công dụng tuyệt vời của SKU. (Ảnh: mfconsultoria)
SKU sản phẩm là gì?
SKU sản phẩm là gì? SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit. Đó là mã sản phẩm mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm và xác định sản phẩm trong tay từ danh sách, hóa đơn hoặc các biểu mẫu đặt hàng.
SKU sản phẩm là gì? SKU trong marketing là gì? (Ảnh: infobitcoin)
Khi được truy cập tại điểm bán hàng (POS) hoặc hệ thống kế toán của bạn, SKU là một chuỗi các số theo dõi thông tin duy nhất liên quan đến sản phẩm đó. Không giống như mã sản phẩm toàn cầu (UPC), SKU không phổ biến, có nghĩa là mỗi nhà bán lẻ có bộ SKU riêng cho hàng hóa của mình.
Thông thường, SKU được chia thành các phân loại và danh mục. Nhiều nhà bán lẻ sử dụng chuỗi số tiếp theo trong SKU để nhóm các sản phẩm lại với nhau để phân tích. Ví dụ, 25-10xxx là lò gas và 25-20xxx là lò nướng điện. Số tiếp theo có thể là chỉ báo màu. Vì vậy, 25-1001x là lò trắng và 25-1002x là lò đen.
Barcode là gì
Barcode là một từ chỉ mã vạch, nó giúp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng ký hiệu. Thông thường, Barcode là ký hiệu được thể hiện bằng tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng. Sự thay đổi giữa độ rộng của vạch và các khoảng trắng sẽ biểu diễn thông tin chữ số dưới dạng mà máy móc có thể đọc được.
Lý do khiến SKU trở nên hữu ích là gì
Thực tế, SKU là thứ rất cần thiết, nó còn quan trọng hơn cả barcode trong việc kiểm soát kho hàng. Ở mỗi SKU đều có những ký hiệu riêng biệt thường có cả chữ và số cho mỗi danh mục sản phẩm khác nhau. Bạn có thể chỉ nhìn SKU là có thể nhận biết được sản phẩm qua các ký tự quy ước từ trước mà không cần phải quét barcode để tìm kiếm trên hệ thống. Ngoài ra bạn cũng sẽ không bị giới hạn về số lượng SKU, vì vậy bạn không cần lo lắng khi số lượng hàng hóa, danh mục của bạn mở rộng đến mức nào.
Cách đặt tên cho SKU sản phẩm
Rất nhiều người còn không biết làm thế nào để đặt tên cho sku và cách để dễ dàng nhớ sku là gì, sau đây là một số tips để đặt tên cho SKU bạn có thể tham khảo.
Thông thường, một SKU của sản phầm nên bao gồm những yếu tố sau, nếu đầy đủ và kết hợp lại với nhau thì bạn hoàn toàn có thể có được một sku đầy đủ, dễ nhớ theo ý mình.
- Tên thương hiệu (hoặc nhà sản xuất).
- Mô tả ngắn về sản phẩm
- Ngày tháng
- Kho hàng (Nếu bạn có nhiều kho ở các tỉnh thì note theo từng khu vực)
- Kích cỡ sản phẩm
- Màu sắc
- Tình trạng (Mới, cũ)
Lưu ý để đặt tên cho SKU ấn tượng, hiệu quả
Không nên cho quá nhiều thông tin vào
Mục đích chính của mã sku là gì? SKU biểu thị thông tin về sản phẩm nhưng bạn không nên cho quá nhiều thông tin vào đây. Bạn cần cân nhắc thông tin quan trọng giúp bạn phân biệt được các sản phẩm với nhau. Hãy tối ưu ký tự cho SKU giúp mình dễ phân biệt nhất để có SKU dễ nhớ, mang lại hiệu quả.
Sắp xếp các thông tin trong SKU
Đặt mã sku không khó, cách thức đặt sku giống như việc bạn phân loại sản phẩm. Ban có thể tuân thủ theo quy tắc đặt danh mục từ lớn tới nhỏ đối với các doanh nghiệp có nhiều mặt hàng. Nếu bạn làm chỉn chu thì khi bạn nhìn vào mã SKU thì bạn có thể biết ngay đó là sku của sản phẩm nào
Ngoài ra, với rất nhiều trường hợp bạn có thể áp dụng quy tắc sau. Đối vưới mỗi sản phẩm, bạn cần xác định thuộc tính quan tọng nhất dùng để phân biệt với các sản phẩm cùng loại. Ví dụ: Doanh nghiệp bạn có các sản phẩm cùng màu với các size khác nhau thì việc xác định size sẽ giúp bạn tìm kiếm dễ dàng hơn rất nhiều. Sau khi tìm được điểm quan trọng thì mới đối chiếu các thuộc tính khác để tìm ra sản phẩm chính xác nhất.
Cách diễn đạt
Màu sắc, kích thước sản phẩm và các biến thể của nó là những đặc tính bắt buộc phải có trong SKU, nó giúp bạn dễ dàng xác định sản phẩm, tránh dùng số cho những thông số này. SKU là một mã để bạn ghi lại thông tin quan trọng, chính vì thế nên lựa chọn đơn giản cho mọi người và nó sẽ giúp mang lại hiệu quả lâu dài đấy.
Lưu ý về các ký tự trong SKU
Đây là một điều tưởng chừng đơn giản nhưng bạn nên lưu ý nếu không muốn sau này xảy ra rắc rối. Hãy tránh xa những ký tự là chữ O vì nó sẽ có thể bị nhầm với số 0, chữ l (L viết thường) với chữ I (i viết hoa). Cũng không nên sử dụng ký tự “/” vì nó sẽ khiến sku của bạn lỗi khi đưa vào excel, và cũng nên tránh những ký hiệu !,@,#,$,…
Sự khác nhau giữa SKU và UPC là gì
UPC
UPC được viết tắt của từ Universal Product Code nó là dãy ký tự gồm 12 chữ số được tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu ấn định sẵn. Nó đã được tạo theo quy ước chung nên ai cũng có thể dễ dàng đọc và hiểu.
SKU
SKU là dãy ký tự được tối ưu hóa để kiểm soát nội bộ tốt hơn. Chính vì thế, sản phẩm ở các công ty khác nhau sẽ có mã SKU khác nhau nhưng UPC là mã duy nhất, giống nhau.
5 Công dụng tuyệt vời của SKU là gì
Góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm
Bạn chắc hẳn thường thấy người bán ở trong một cửa hàng bán lẻ và thấy mã vạch để xem liệu có còn hàng trong kho lưu trữ không, hoặc khi bạn hỏi về sản phẩm cùng loại nhưng với kích thước nhỏ hơn. Đó chính là họ đang quét mã SKU sản phẩm để kiểm tra và nhanh chóng cho bạn câu trả lời xem cửa hàng có sẵn sản phẩm không hay có kích cỡ/màu sắc khác không với các mặt hàng quần áo, giày dép,…
5 công dụng tuyệt vời của SKU sản phẩm là gì? – SKU sản phẩm góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm. (Ảnh: loyverse)
Điều này góp phần cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Việc có thể xác định nhanh chóng các mặt hàng của bạn sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và cảm nhận được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Dễ dàng kiểm kê
Hàng tồn kho nên được thực hiện thường xuyên (chẳng hạn như một khoản dự trữ hàng năm cho mục đích thuế) để đảm bảo mức cổ phiếu thực tế tại một kho kinh doanh phù hợp với mức cổ phiếu được ghi trong hệ thống quản lý hàng tồn kho. Mỗi biến thể sản phẩm phải có SKU duy nhất, nghĩa là mọi mặt hàng bạn bán đều có mã riêng. Tổ chức và xác định các sản phẩm sử dụng SKU làm cho việc điều chỉnh các mức cổ phiếu rất đơn giản.
Xác định độ chênh lệch hàng hóa
Một khía cạnh quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp là theo dõi và xác định hàng tồn kho chênh lệch giữa thực tế và trên hồ sơ, đó là số lượng các danh mục sản phẩm của doanh nghiệp không bán được hoặc bị thiếu. Các mặt hàng bị hư hỏng hoặc mất tích có thể xảy ra ở bất kỳ đâu dọc theo chuỗi cung ứng và trong nhiều trường hợp bị mất do trộm cắp. Phân loại hàng tồn kho siêng năng với SKU cho phép xác định vị trí và cách thức tồn kho bị mất, giảm thiểu cơ hội bị đánh cắp.
Bổ sung hàng tồn kho kịp thời
Quản lý thủ công số lượng lớn hàng tồn kho có thể khó khăn cho một chủ doanh nghiệp nhỏ. Việc thêm SKU vào sản phẩm giúp bạn dễ dàng kiểm tra số lượng sản phẩm. Nhờ đó bạn có thể dễ dàng biết được khi nào sản phẩm sắp hết và bổ sung hàng tồn kho.
SKU sản phẩm là gì? SKU giúp bạn bổ sung hàng tồn kho kịp thời. (Ảnh: amazonaws)
Quản lý hàng tồn kho với SKU có nghĩa là bạn có thể theo dõi tốt hơn các mức hàng tồn kho, sắp xếp lại khi bạn cần và và cắt giảm chi phí giữ hàng tồn kho.
Xác định lợi nhuận
Bằng cách theo dõi sản phẩm với SKU, bạn có thể báo cáo không chỉ trên dòng sản phẩm chính, mà còn phải chuyển sang SKU riêng lẻ của sản phẩm, tức là màu sắc, kích thước,… Các báo cáo này có thể giúp xác định biến thể sản phẩm nào là người bán hàng tốt nhất của bạn và những sản phẩm nào kém hiệu quả. Điều này không chỉ cung cấp cho bạn bức tranh rõ ràng hơn về các luồng lợi nhuận chính của bạn mà còn giúp bạn đưa ra các quyết định sản phẩm chiến lược để phát triển doanh nghiệp của mình.
Kết Luận
Có thể nói, SKU hiện nay vô cùng phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Hiểu được SKU là gì, sẽ giúp việc quản lý tồn kho của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Cùng với sự phát triển của rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng thì SKU giúp công việc quản lý được dễ dàng, thuận tiện hơn. Xây dựng hệ thống SKU tốt sẽ giúp bạn tối ưu hàng hóa tốt hơn và giảm thiểu tổn thất, rủi ro không đáng có.
>>> Có thể bạn quan tâm: FOMO tác động thế nào đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng?