Nội lực và ngoại lực là hai lực tác dụng lên trái đất, lên đời sống của các sinh vật trong đó. Nội lực và ngoại lực có gì giống và khác nhau? Cùng theo dõi nội dung bài viết so sánh nội lực và ngoại lực để biết được kiến thức này nhé.
Bạn đang đọc: So sánh nội lực và ngoại lực
Nội lực là gì?
Trước khi so sánh nội lực và ngoại lực, chúng ta cùng tìm hiểu nội lực là gì và ngoại lực là gì nhé.
Nội lực hay còn gọi là lực bên trong là lực sinh ra bên trong trái đất, nguyên nhân chính của nội lực là các nguồn năng lượng bên trong trái đất, chẳng hạn như: năng lượng phân rã phóng xạ, sự dịch chuyển và sắp xếp.
Vật chất cấu tạo nên trái đất theo lực hấp dẫn, lực ma sát của vật chất … Nội lực di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành nên các dãy núi, có thể tạo ra các đứt gãy và gây ra động đất, núi lửa …
Ngoại lực là gì?
Ngoại lực là những nguồn lực ở bên ngoài trên bề mặt trái đất, chủ yếu đến từ năng lượng của bức xạ mặt trời. Đồng thời nguồn năng lượng tạo ra ngoại lực chủ yếu là bức xạ mặt trời.
Tìm hiểu thêm: Biểu phí và điều kiện sử dụng dịch vụ
>>>>>Xem thêm: Cách Đá Hậu Vệ Thòng – Không Ai Qua Được Bạn – SPORTORE
So sánh nội lực và ngoại lực
Chúng ta cùng xem giữa nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau và khác nhau như thế nào qua việc so sánh nội lực và ngoại lực nhé.
Điểm giống nhau giữa nội lực và ngoại lực
Có thể thấy ngay điểm giống nhau của nội lực và ngoại lực đó là đều là lực tác động lên Trái Đất.
Điểm khác nhau giữa nội lực và ngoại lực
Điểm khác nhau đầu tiên giữa nội lực và ngoại lực đó là nơi sinh ra hai lực này. Nội lực được sinh ra từ bên trong trái đất còn ngoại lực sinh ra bên ngoài trái đất.
Về nguyên nhân sinh ra, nội lực hay các lực bên trong sinh ra do một số nguyên nhân như do sự dịch chuyển và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất hay do sự phân hủy của các chất phóng xạ,…Còn đối với ngoại lực nguyên nhân sinh ra chủ yếu do nguồn bức xạ của mặt trời.
Điểm khác nhau tiếp theo phải kể đến đó là kết quả sinh ra nội lực và ngoại lực. Việc sinh ra nội lực làm cho bề mặt trái đất nhô lên còn ngoại lực sẽ làm cho bề mặt Trái Đất có xu hướng phẳng lại.
Về quá trình tạo ra nội lực là trải qua quá trình vận động. Đối với ngoại lực sẽ phải trải qua bốn quá trình đó là bóc mòn, bồi tụ, phong hóa, vận chuyển.
Như vậy, qua việc so sánh nội lực và ngoại lực bạn đọc đã có thể biết được những điểm giống và khác nhau của hai loại lực này rồi.
Tìm hiểu mối liên hệ giữa ngoại lực và nội lực
Mặc dù sau khi so sánh nội lực và ngoại lực ta sẽ thấy những điểm giống nhau và khác nhau. Tuy nhiên, hai lực này lại có một mối quan hệ rất mật thiết với nhau không thể tách rời.
Có thể thấy ngoại lực và nội lực là hai lực trái ngược nhau, đồng thời tác động và tạo ra những dạng địa hình trên bề mặt của trái đất.
Mặc dù vậy nhưng giữa chúng có một mối liên hệ chặt ché, xảy ra song song. Nếu như nội lực mạnh hơn ngoại lực thì bề mặt trái đất trở nên gồ gề. Còn nếu nội lực bằng ngoại lực, khi đó bề mặt trái đất hầu như sẽ không thay đổi. Và nếu nội lực yếu hơn ngoại lực thì các dạng địa hình được tạo ra ngày một san bằng hơn.
Một số câu hỏi thường gặp về chủ đề nội lực và ngoại lực
Tại sao ở bề mặt Trái Đất quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất?
Tại vì ở trên bề mặt Trái Đất, đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời đồng thời đây cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí, thủy và sinh quyển.
Lý giải tại sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời?
Vì dưới tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và đều có liên quan đến bức xạ mặt trời năng lượng của các tác nhân ngoại lực như nước chảy, gió, băng tuyết,..
Vai trò trong việc hình thành các yếu tố địa hình cụ thể?
Trong quá trình hình thành các yếu tố địa hình lớn, nội lực đóng vai trò chủ yếu. Trong việc hình thành các yếu tố địa hình nhỏ, nội lực là thứ yếu còn ngoại lực lại đóng vai trò chính.
Dựa vào quá trình hình thành, có thể chia địa hình bề mặt Trái Đất thành:
+ Địa hình kiến tạo : quá trình nội lực đóng vai trò chủ yếu
+ Địa hình bóc mòn – bồi tụ : quá trình ngoại lực đóng vai trò chủ yếu.
– Mặc dù đối lập nhau nhưng nội lực và ngoại lực vẫn có tính thống nhất:
+ Chúng tác động đồng thời, luôn xen kẽ và bổ sung cho nhau để tạo ra các dạng địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Nội lực quy định ngoại lực: Nếu vận động kiến tạo (nội lực) nâng lên sinh ra miến núi thì ngoại lực có hướng phá hủy, bào mòn để hạ thấp độ cao, còn khi vận động kiến tạo hạ thấp địa hình thì phương hướng chung của ngoại lực là bồi tụ.
Nội dung bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn đọc so sánh nội lực và ngoại lực từ đó tìm ra mối liên hệ giữa hai lực này. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa.