Những ai giao dịch bất động sản sẽ gặp khái niệm “sổ trắng”, một loại sổ ít được nhắc đến nhưng không kém phần quan trọng. Sổ trắng là cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người dân khi thực hiện thủ tục vay tiền tín chấp, vay trả góp, đăng ký, chuyển nhượng, tặng cho.
Trên thực tế người dân dựa vào màu sắc của những giấy tờ để tự đặt tên cho dễ nhớ cũng như để phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận.
Sổ trắng là gì?
Sổ trắng là những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất đã được Nhà nước công nhận từ rất lâu trước đây như: Giấy được cấp trước 30-4-1975 có Văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ; Giấy được cấp sau 30-4-1975 có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định) của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở…
Những giấy trắng sau thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị pháp lý về nhà đất. Diện tích đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà có thể xem là chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
Hiện nay sổ trắng hầu như ít được nhắc đến
Xem ngay: Sổ hộ khẩu là gì và chức năng như thế nào? Để có thể sử dụng các sổ một cách hợp lý nhất phụ vụ cho việc làm thủ tục vay vốn của bạn.
Sổ trắng được cấp theo quy định tại Nghị định 02-CP ngày 04/01/1979 của Hội đồng Chính phủ về ban hành điều lệ thống nhất quản lý nhà cửa ở các thành phố, thị xã, thị trấn và Pháp lệnh nhà ở ngày 26/3/1991 của Hội đồng Nhà nước trong đó diện tích đất được cấp căn cứ theo hồ sơ và các giấy tờ liên quan của người sử dụng đất được UBND xã, phường, UBND huyện, thị xã xác nhận thì diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là ghi nhận hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận.
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…).
Sổ hồng đồng sở hữu là gì?
Người sử dụng đất được cấp sổ trắng trước ngày 10/12/2009 thì có thể yêu cầu chuyển đối sang sổ hồng
Khi nào cần đổi từ sổ trắng sang sổ hồng
Theo khoản 2, điều 97 luật đất đai 2013 quy định:
“2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”
Theo quy định trên, người sử dụng đất được cấp sổ trắng trước ngày 10/12/2009 thì có thể yêu cầu chuyển đối sang sổ hồng.
Do đó đối với trường hợp của bạn: bạn được cấp sổ trắng năm 1996, đến nay bạn có nhu cầu cấp đổi sổ trắng sang sổ hồng thì bạn có thể làm thủ tục cấp đổi sổ trắng.
Thủ tục đổi sổ trắng sang sổ hồng
Chuẩn bị các hồ sơ như sau:
- 02 bản chính đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- 01 bản chính và 01 bản chụp giấy tờ về tạo lập nhà ở – đất ở theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Quy định ban hành kèm Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.
- 02 bản chính bản vẽ sơ đồ nhà ở – đất ở do tổ chức có tư cách pháp nhân về đo vẽ nhà-đất lập theo quy định tại Điều 8 của Quy định ban hành kèm Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố (có niêm yết kèm theo).
Quy trình thực hiện việc chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng:
Bước 1: Nộp hồ sơNộp hồ sơ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân huyện hoặc văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở tài nguyên môi trường.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền .
- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 3: Trả kết quảNgười nộp hồ sơ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Mặc dù đến nay chưa có khái niệm nào định nghĩa chính thức về sổ trắng, tuy nhiên sổ trắng vẫn được xem là giấy tờ có giá trị pháp lý khi giao dịch đất đai. Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu hơn về “sổ trắng” và cách chuyển đổi từ sổ trắng sang sổ hồng khi có sự yêu cầu của người dân hoặc thay đổi chủ sở hữu.