Tài liệu hướng dẫn soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của THPT Sóc Trăng gồm 2 phần:
- Kiến thức cơ bản
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa
Đây là các bài soạn văn ngắn gọn nhất và chi tiết nhất, giúp các em học sinh nắm vững những kiến thức quan trọng của bài học này.
Cùng tham khảo….
Bạn đang xem: Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Mục lục
Kiến thức cơ bảnHoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì?
– Trong xã hội, hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi thông tin giữa người với người diễn ra thường xuyên. Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin giữa con người với con người trong xã hội. Giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều loại phương tiện, trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người có thể bộc lộ tình cảm, thể hiện thái độ, tạo lập quan hệ, tổ chức cuộc sống, thống nhất hành động, nâng cao hiểu biết,…
– Hoạt động giao tiếp bao gồm hai quá trình: quá trình sản sinh (quá trình phát – nói, viết) và quá trình nhận (đọc, nghe).
+ Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản: do người nói hoặc người viết thực hiện nhằm thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm, quan hệ.
– Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản: do người nghe hoặc người đọc thực hiện, nhằm lĩnh hội được nội dung của văn bản.
=> Hai quá trình này có quan hệ tương tác mật thiết, vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi.
2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm có các nhân tố chính:
– Nhân vật giao tiếp: gồm người nói và người nghe, trả lời cho câu hỏi Ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai?
– Hoàn cảnh giao tiếp: trả lời cho câu hỏi Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
– Nội dung giao tiếp (thông tin trong văn bản nói, viết): trả lời câu hỏi Nói, viết cái gì, về cái gì?
– Mục đích, hoàn cảnh giao tiếp (thời gian, không gian, văn hóa, lịch sử, xã hội,…): Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?
– Phương tiện và cách thức giao tiếp: trả lời câu hỏi Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ngắn gọn
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Câu 1 trang 14 SGK Ngữ văn 10. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi (SGK trang 14)
Vua nhà Trần trịnh trọng hỏi các bô lão:
– Nước Đại Việt ta tuy là một nước nhỏ ở phương Nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó. Tự cổ xưa đến giờ thật chưa có khi nào giặc mạnh và hung hãn như ngày nay. Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân, bảo rằng: “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được ở chỗ ấy!”. Vậy nên liệu tính sao đây?
Mọi người xôn xao tranh nhau nói:
– Xin bệ hạ cho đánh!
– Thưa chỉ có đánh!
Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa:
– Nên hòa hay nên đánh?
Tức thì muôn miệng một lời:
– Đánh! Đánh!
Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi.
(Theo Lê Văn, Hội nghị Diên Hồng)
a) Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b) Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào, còn người nghe thực hiện những hành động tương ứng nào?
c) Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử gì?)
d) Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
e) Mục đích của cuộc giao tiếp (hội nghị) là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không?
Trả lời:
a) Nhân vật giao tiếp: vua nhà Trần và các bô lão.
Mối quan hệ: vua nhà Trần (bề trên) – các bô lão (quần thần, người phò tá giúp đỡ vua).
b) Các nhân vật lần lượt đổi vai: trong lượt nói đầu tiên và lời nói thứ ba, vua trần là người nói, các bô lão và người nghe; trong lượt nói thứ hai và thứ tư, các bô lão là người nói và vua Trần là người nghe.
Người nói thực hiện hành động phát vấn, đặt câu hỏi, người nghe thực hiện hành động đáp lời: Vua Trần hỏi có nên đánh lại quân Mông Cổ hay không, các bô lão trả lời là “Đánh”.
c) Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện Diên Hồng, vào thời kì nhà Trần, khi quân Mông Cổ kéo quân xâm lược nước ta.
d) Nội dung của cuộc giao tiếp: Bàn bạc kế sách ứng phó với quân Mông Cổ.
e) Mục đích của hoạt động giao tiếp: Tiến công đánh bại kẻ thù xâm lược, giữ gìn chủ quyền độc lập dân tộc. Mục đích giao tiếp này đã đạt được.
Câu 2 trang 15 SGK Ngữ văn 10 tập 1. Anh (chị) vừa học bài Tổng quan văn học Việt Nam. Hãy cho biết:
a) Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? (Ai viết? Ai đọc? Đặc điểm của các nhân vật đó về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp,… ?)
b) Hoạt động giao tiếp đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào? (Hoàn cảnh có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, hay là hoàn cảnh giao tiếp ngẫu nhiên, tự phát hàng ngày… ?)
c) Nội dung giao tiếp (thông qua văn bản đó) thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
d) Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì (xét từ phía người viết và từ phía người đọc)?
e) Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật? (dùng nhiều từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học nào? văn bản có kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện tính mạch lạc, chặt chẽ ra sao?)
Trả lời:
a) Các nhân vật giao tiếp:
+ Tác giả bài viết, người có vốn hiểu biết sâu rộng, có trình độ chuyên môn về văn học.
+ Người học: học sinh lớp 10.
b) Hoàn cảnh giao tiếp: có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, diễn ra trong lớp học.
c) Nội dung giao tiếp: thuộc lĩnh vực văn học, cụ thể là văn học sử, về tổng quan nền văn học Việt Nam, bao gồm những bộ phận và tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
d) Mục đích giao tiếp:
→ Đối với người viết: cung cấp tri thức về tổng quan nền văn học Việt Nam cho học sinh.
→ Đối với người đọc, người học: hiểu biết thêm về tổng quan nền văn học Việt nam.
e) Đặc điểm về ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản: dùng nhiều ngôn ngữ thuộc ngành văn học, có kết cấu rõ ràng, bao gồm những mục lớn nhỏ mạch lạc, có nhấn nhá, điểm diện.
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chi tiết
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Bài 1 trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
Vua nhà Trần trịnh trọng hỏi các bô lão:
– Nước Đại Việt ta tuy là một nước nhỏ ở phương Nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó. Tự cổ xưa đến giờ thật chưa có khi nào giặc mạnh và hung hãn như ngày nay. Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân, bảo rằng: “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được ở chỗ ấy!”. Vậy nên liệu tính sao đây?
Mọi người xôn xao tranh nhau nói:
– Xin bệ hạ cho đánh!
– Thưa chỉ có đánh!
Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa:
– Nên hòa hay nên đánh?
Tức thì muôn miệng một lời:
– Đánh! Đánh!
Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi.
(Theo Lê Văn, Hội nghị Diên Hồng)
a) Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b) Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào, còn người nghe thực hiện những hành động tương ứng nào?
c) Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử gì?)
d) Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
e) Mục đích của cuộc giao tiếp (hội nghị) là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không?
Trả lời:
a. Hoạt động giao tiếp của văn bản gồm nhân vật giao tiếp: vua nhà Trần (bề trên) – các vị bô lão (bề dưới).
Các nhân vật giao tiếp ở đây có vị thế xã hội khác nhau: Vua là người lãnh đạo cao nhất của đất nước còn các vị bô lão là những đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân. Sự khác biệt về vị thế ấy dẫn tới sự khác nhau trong ngôn từ giao tiếp : các bô lão dùng những từ tôn kính để nói với đức vua (bệ hạ, xin, thưa) ; trong khi đó vua Trần lại dùng nhiều câu tỉnh lược phần chủ ngữ.
b. Trong hoạt động giao tiếp, nhất là giao tiếp trực tiếp, người nói người nghe liên tục đổi vai nói cho nhau (người nói thành người nghe và ngược lại). Nguyên tắc ấy gọi là nguyên tắc luân phiên lượt lời. Trong văn bản, khi vua Trần hỏi thì các bô lão là vai người nghe, vua Trần là vai người nói ; khi các bô lão trả lời vua Trần là vai người nghe, các bô lão là vai người nói.
c.
– Địa điểm cụ thể: điện Diên Hồng.
– Hoàn cảnh: đất nước ở thời đại phong kiến, đang bị giặc ngoại xâm đe dọa, quân dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc tìm ra cách đối phó.
d. Nội dung của cuộc giao tiếp: Bàn bạc sách lược đối phó với quân xâm lược. Nhà vua vừa thông báo tình hình vừa hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó với giặc Nguyên – Mông. Các bô lão thì đồng thanh nhất trí chọn “đánh” là kế sách duy nhất chống thù.
e. Mục đích của cuộc giao tiếp là tìm ra một sách lược thống nhất trong cả nước, vua tôi đồng lòng trong việc đối phó với giặc Nguyên. Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động, đạt được mục đích.
Bài 2 trang 15 SGK Ngữ văn 10 tập 1. Anh (chị) vừa học bài Tổng quan văn học Việt Nam. Hãy cho biết:
a) Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? (Ai viết? Ai đọc? Đặc điểm của các nhân vật đó về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp,… ?)
b) Hoạt động giao tiếp đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào? (Hoàn cảnh có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, hay là hoàn cảnh giao tiếp ngẫu nhiên, tự phát hàng ngày… ?)
c) Nội dung giao tiếp (thông qua văn bản đó) thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
d) Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì (xét từ phía người viết và từ phía người đọc)?
e) Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật? (dùng nhiều từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học nào? văn bản có kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện tính mạch lạc, chặt chẽ ra sao?)
Trả lời:
a. Nhân vật giao tiếp diễn gồm:
+ Tác giả của cuốn sách giáo khoa (người viết) có hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học.
+ Học sinh (người đọc), có vốn sống và trình độ hiểu biết chưa cao.
b. Hoạt động giao tiếp này được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch của nhà trường.
c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học.
Đề tài là những nét “Tổng quan văn học Việt Nam”.
Nội dung giao tiếp trên gồm 3 vấn đề cơ bản là:
+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam;
+ Quá trình phát triển của văn học Việt Nam
+ Con người Việt Nam qua văn học.
d. Sự giao tiếp (thông qua văn bản) nhằm mục đích:
+ Người viết: Trình bày một cách tổng quan các vấn đề của văn học Việt Nam.
+ Người nghe: Tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam theo tiến trình lịch sử. Đồng thời cũng qua đó rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học.
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm nổi bật:
+ Phương tiện ngôn ngữ : sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành văn học.
+ Cách thức giao tiếp : dùng văn phong khoa học, cách viết rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
+ Kết cấu văn bản rõ ràng, có hệ thống đề mục lớn nhỏ, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng và dễ hiểu.
>> Xem ngay hướng dẫn soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
Tổng kết
// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ do THPT Sóc Trăng biên soạn gửi tới các em tham khảo. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 10 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục