Hiện nay, việc sử dụng sóng nhạc Delta như một liệu pháp điều trị các vấn đề về tâm lý, sức khỏe con người phổ biến. Có nhiều lợi ích là vậy, song không phải ai cũng hiểu và biết cách ứng dụng loại sóng này. Vậy, sóng nhạc Delta là gì? Loại sóng nhạc này ảnh hưởng đến con người như thế nào? Tất cả sẽ được Vua Nệm làm rõ trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Sóng nhạc Delta là gì? Ảnh hưởng của sóng Delta đến cơ thể – Vua Nệm
1. Sóng nhạc Delta là gì?
Sóng nhạc Delta được biết đến là một dạng sóng não có biên độ cao với tần số dao động từ 0.5 – 4 Hz. Sóng Delta được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1930 bởi W. Gray Walter. Ông đã nâng cấp và cải tiến máy điện não đồ (EEG), giúp phát hiện ra sóng Alpha và Delta.
Sóng Delta thường dao động với tần số thấp tuy nhiên lại có biên độ dao động rất rộng. Loại sóng này thường xuất hiện khi bạn đang chìm trong giấc ngủ sâu hoặc khi đang trong trạng thái thiền định.
2. Ảnh hưởng của sóng nhạc Delta đến cơ thể
Đầu tiên, sóng nhạc Delta có tác dụng ngăn chặn các luồng thông tin từ bên ngoài, giúp cơ thể tập trung cao vào hoạt động đang diễn ra. Đây là lý do giúp bạn có một giấc ngủ sâu ngay cả khi bên cạnh đang rất ồn, huyên náo.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sóng não Delta có tác động rất tích cực tới sức khỏe và cơ thể con người. Nó cải thiện giấc ngủ, giảm thiểu tình trạng lo âu, đau nhức đầu và mệt mỏi. Vì thế, chúng ta thường được khuyến khích nghe nhạc có tần số sóng Delta để có được những giấc ngủ ngon và sâu hơn. Ngược lại, bạn cũng có thể chủ động đưa bộ não về trạng thái sóng não Delta bằng cách thư giãn, để cơ thể chìm vào những giấc ngủ sâu.
Một cách khác để bắt được sóng nhạc Delta là thiền định mỗi ngày. Khi ngồi thiền trong một không gian thoải mái, yên tĩnh sẽ giúp sóng não dần bắt nhịp với tần số dao động của sóng Delta, giúp chúng ta trị liệu được các vấn đề tinh thần và cảm giác mệt mỏi.
Có thể nói, sóng Delta và cơ thể con người có mối liên hệ hài hòa. Sự kết hợp này sẽ giúp tâm trí con người luôn trong trạng thái thoải mái, giảm các nguy cơ về rối loạn tâm lý. Đồng thời, bạn có thể phát triển nhận thức của bản thân về thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, để cơ thể bắt nhịp được sóng Delta không phải là điều dễ dàng. Bạn phải có một quá trình luyện tập và nuôi dưỡng tinh thần trong một khoảng thời gian tương đối dài. Khởi đầu quá trình nuôi dưỡng sóng Delta bạn cần có thái độ sống tích cực, sống chậm, hít thở sâu, tận hưởng gì những gì xung quanh bạn có.
3. Sự hình thành sóng não và các loại sóng não khác ngoài Delta
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong mỗi cơ thể người đều có một dòng điện sống, và não bộ, nơi tập trung nhiều tế bào nhất, chính là nguồn điện. Khi não thực hiện các hoạt động truyền phát tín hiệu sẽ sản sinh ra các loại sóng não như Alpha, Beta, Theta, Gamma và Delta (như kể trên).
Việc hình thành sóng não bắt nguồn từ quá trình tiếp nhận và xử lý của não bộ đối với các hoạt động của cơ thể với môi trường sống diễn ra hàng ngày. Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến lúc mất đi, con người luôn phát ra những tín hiệu sóng não. Mỗi giấc ngủ, cơn mơ hay những hồi ức… đều là nguồn gốc hình thành nên sóng não.
Mỗi một hành động, suy nghĩ sẽ sản sinh ra các loại sóng não khác nhau. Mỗi loại sóng não lại có chức năng hoạt động, thời điểm xuất hiện riêng theo từng thời điểm, trạng thái hoạt động của cơ thể. Cụ thể như sau:
- Sóng Alpha với tần số từ 8 – 12 Hz. Sóng não ở tần số này trong lúc cơ thể đang trong trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi.
- Sóng Beta với tần số từ 12 – 30 Hz. Sóng não ở tần số này trong lúc cơ thể ở trạng thái tỉnh táo, thường là đang trong quá trình làm việc.
- Sóng Gamma với tần số từ 30 – 100 Hz. Sóng não ở tần số này trong lúc cơ thể đang ở giai đoạn cảm xúc tăng cao, não bộ phải xử lý thông tin ở mức cao.
- Song Theta có tần số thấp từ 4 – 7 Hz. Sóng não ở tần số này trong lúc cơ thể ở trạng thái thư giãn, thường là đang trải qua một giấc ngủ nông.
- Sóng Delta được có tần số thấp nhất, từ 0.5 – 4 Hz. Sóng não ở tần số này trong lúc cơ thể đang trong trạng thái ngủ sâu.
4. Các loại sóng nhạc phù hợp trong mỗi trường hợp
Như đã nói ở trên, mỗi loại sóng não sẽ có sự tác động riêng, ứng với từng trạng thái hoạt động của cơ thể. Dựa vào điều này, bạn có thể sử dụng phương pháp nghe các loại sóng nhạc tương ứng với mỗi trường hợp.
4.1 Sóng nhạc Alpha – nghe lúc cần xả stress
Khi cơ thể, đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng, não sẽ rơi vào trạng thái thiếu sóng Alpha (còn gọi là Alpha blocking). Lúc này, bạn nên nghe những bài nhạc có tần số từ 8 – 12 Hz, ứng với tần số sóng Alpha. Các bài nhạc Alpha sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, lo lắng, đưa tâm trí về trạng thái bình tĩnh, thư giãn.
Tìm hiểu thêm: Phát triển bền vững là gì?
Ngoài ra, nhạc sóng não Alpha còn được khuyến khích nghe lúc ngồi thiện hoặc những lúc cần sáng tạo. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên nghe quá mức sẽ dẫn đến cơ thể phản ứng chậm, trí não lờ đờ.
4.2 Sóng nhạc Beta – nghe khi cần tập trung cao độ
Khi bạn đang cần tập trung cao độ như chuẩn bị diễn thuyết, chuẩn bị bước vào thi đấu thể thao hoặc giải quyết công việc, có thể mở các bài nhạc có tần số dao động của sóng Beta (12 – 40 Hz). Sóng Beta được xem như một liệu pháp kích thích não bộ tập trung ghi nhớ, học hỏi và giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng nghe nhạc sóng Beta quá nhiều bởi nó có thể khiến Adrenaline (một Hormone được giải phóng khỏi tuyến thượng thận, đóng vai trò như các chất trung gian hóa học, truyền tải xung thần kinh cho các cơ quan khác nhau) tăng cao, gây bồn chồn, bất an.
4.3 Sóng nhạc Theta – nghe để giữ tâm trí tỉnh táo
Trong trường hợp cảm thấy rối loạn khi phải đối mặt cùng lúc nhiều vấn đề, bạn hãy nghe nhạc sóng Theta (có tần số dao động 4 – 8 Hz). Loại nhạc này có khả năng đưa não bộ về trạng thái ổn định, giúp bạn tỉnh táo hơn để có thể sắp xếp lại tư duy.
Không chỉ vậy, sóng nhạc Theta được cho là có thể giúp bạn giải phóng nỗi sợ, cân bằng cảm xúc, gạt bỏ sự nhiễu loạn của các giác quan, giúp bạn nâng cao sức sáng tạo. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên nghe nhạc Theta quá nhiều bởi nó có thể khiến bạn rơi vào trầm cảm.
4.4 Sóng nhạc Delta – nghe để có giấc ngủ sâu
Về sóng nhạc Delta đã được làm rõ trong các nội dung kể trên. Đặc trưng nổi bật của sóng nhạc này là giúp bạn có một giấc ngủ sâu, ngon giấc. Một giấc ngủ chất lượng sẽ cơ thể khỏe khoắn, cân bằng các hoạt động sinh học của cơ thể.
Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy sóng nhạc Delta còn giúp ngăn ngừa lão hóa do tác dụng làm giảm lượng Hormone Cortisol trong cơ thể. Tuy nhiên, tương tự như các loại sóng nhạc khác, bạn không nên nghe quá nhiều sóng nhạc Delta bởi nó có thể dẫn đến hội chứng rối loạn giảm chú ý.
4.5 Sóng nhạc Gamma – nghe để khai mở tiềm năng não bộ
Sóng não Gamma được biết đến là có tần số cao nhất trong các loại sóng não, từ 40 – 100 Hz. Sóng não này đặc biệt liên quan mật thiết đến trí nhớ và khả năng liên kết thông tin, rất cần thiết trong những tình huống cần xử lý cấp cao.
Về cơ chế, sóng Gamma sẽ kích thích não bộ hoạt động một cách tối ưu, khai mở năng lực não bộ ở mức cao. Chính vì vậy, sẽ rất thích hợp để nghe nhạc sóng Gamma vào những lúc cần xử lý thông tin ở mức cao. Tuy nhiên, lưu ý rằng, nghe quá nhiều nhạc sóng Gamma có thể dẫn đến stress.
5. Một số lưu ý trong việc nghe sóng nhạc
>>>>>Xem thêm: Autonomous Management Framework (AMF Allied Telesis) là gì?
Với những gì kể trên, không thể phủ nhận tác động tích cực của việc nghe các loại nhạc sóng não đến cơ thể, tinh thần con người. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, tránh những tác dụng phụ bạn cần phải đảm bảo lưu ý một số yếu tố sau:
- Thời gian lý tưởng cho mỗi lần nghe các loại nhạc sóng nào là 3 – 5 phút. Việc nghe nhạc chỉ nhằm mục đích điều chỉnh lại hoạt động của não bộ. Tránh việc nghe nhạc quá lâu sẽ dẫn đến các tác dụng phụ mà chúng tôi đã lưu ý đối với mỗi loại sóng nhạc kể trên.
- Khuyến khích bạn đeo tai nghe khi thưởng thức các bài nhạc sóng não. Nếu nghe bằng loa, tần số rất dễ bị nhiễu bởi các yếu tố bên lề, dẫn đến việc không đạt hiệu quả khi nghe.
- Nghe nhạc sóng não chỉ nên dành cho những người trên 26 tuổi. Đây là độ tuổi não đã phát triển toàn diện. Nếu nghe nhạc sóng não quá sớm có thể khiến cấu trúc não thay đổi, không tốt.
- Trong quá trình nghe nếu cảm thấy chóng mặt, nhức đầu thì nên dừng ngay.
6. Kết luận
Bài viết trên đây Vua Nệm vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc: sóng nhạc Delta là gì? Hy vọng với những nội dung mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ hiểu và biết cách ứng dụng sự ảnh hưởng tích cực của sóng Delta vào cuộc sống cũng như tinh thần, tâm trí của mình. Theo dõi Vua Nệm để đón đọc những thông tin bổ ích khác.
Nguồn:
- https://www.binauralbeatsfreak.com/brainwave-entrainment/9-things-you-should-know-about-delta-brain-waves
- https://wittysparks.com/delta-wave-music-for-babys-brain-development/