Spirits là gì và 7 thông tin thú vị Bartender cần biết

Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ Spirits? Bạn có biết Spirits là gì và những thông tin thú vị xung quanh nó? Nếu chưa, hãy tìm hiểu cùng sentayho.com.vn!

Spirits không chỉ dùng phục vụ trực tiếp mà còn được xem là “nàng thơ” của Bartender trong pha chế các loại đồ uống cần hương vị mạnh mẽ. Vậy Spirits là gì mà đa nhiệm đến thế?

Spirits là gì?

Spirits là thuật ngữ tiếng Anh chỉ rượu mạnh – loại rượu chứa nồng độ cồn rất cao, thường từ 400, được tạo thành qua quá trình chưng cất, làm nóng một chất lỏng đã lên men, bay khỏi cồn thành hơi và sau đó ngưng lại dưới dạng chất lỏng.

Rượu mạnh (Spirits) là một trong những nguyên liệu không thể thiếu, là thành phần nền để sáng tạo, phát triển nên vô vàn những công thức cocktail thú vị.

Vai trò của Spirits là gì?

Ngoài vai trò là một loại thức uống dùng phục vụ trực tiếp theo nhu cầu của thực khách, spirits còn là thành phần không thể thiếu trong công thức pha chế cocktail. Nếu rượu mùi hay các loại rau thơm, thảo mộc có tác dụng kích hương, syrup hay nước trái cây giúp kích màu thì nhiệm vụ chính của spirits là kích vị cho món đồ uống đó.

Quy trình sản xuất Spirits ra sao?

Rượu mạnh (spirists) được sản xuất từ các chất hữu cơ/ dung dịch thực vật có chứa đường như ngũ cốc, mật mía, nước trái cây… đem ủ với men rượu cho lên men rồi nấu lọc, chưng cất trong quy trình khép kín.

Nói một cách đơn giản hơn, rượu mạnh được tạo ra từ rượu nhẹ hơn bằng cách làm mất nước của rượu nhẹ đi (nghĩa là làm tăng nồng độ rượu). Cụ thể: thực hiện đun nóng một chất lỏng đã lên men trong máy chưng cất chiết xuất cồn, lúc này, rượu sẽ bốc hơi trước, hơi này bay khỏi chất lỏng được đun sôi ở một nhiệt độ thấp hơn nước, sau đó máy được làm lạnh để hơi ngưng lại ở dạng giọt rượu.

Ngoài ra, một số nơi sản xuất rượu mạnh bằng cách dùng phản ứng hóa học, tức là dùng một chất hóa học tác dụng được với nước nhưng không tác dụng được với rượu (như vôi).

Đơn vị đo lường nồng độ cồn của Spirits là gì?

Spirits được đo lường dựa trên thành phần của cồn. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực sẽ sử dụng những tỷ lệ đo lường khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các nước đều đo cồn bằng thể tích (ABV – alcohol by volume), chính là số % thường thấy trên nhãn từng chai rượu. Số % này thể hiện thành phần của cồn như một tỷ lệ của tổng thể chất lỏng hiện có trong thức uống đó. Tức một thứ rượu mạnh 40%ABV chứa 40% cồn.

Ở một quốc gia khác, Mỹ, người ta đo rượu mạnh bằng tỷ lệ proof, tỷ lệ này có nồng độ gấp đôi ABV. Tức một thứ rượu mạnh 40%ABV tương ứng với 80% proof. Do đó, Bartender nên lưu ý kỹ đơn vị đo lường in trên nhãn chai để xác định nồng độ cồn của spirits chính xác, tránh phát sinh sai sót trong pha chế thức uống.

Phân loại Spirits thế nào?

Nhìn chung, tên gọi mỗi loại rượu mạnh (spirits) tùy thuộc vào nguyên liệu ban đầu đặc trưng và cách làm ra nó. Có 7 loại rượu mạnh phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Cụ thể:

#1. Whisky: được tạo ra bằng cách chưng cất một loại bia được làm từ ngũ cốc như bắp, lúa mì, lúa mạch…, có màu nâu hổ phách. Bao gồm:

+ Scotch Whisky: làm từ lúa mạch, rượu có mùi khói

+ Irish Whisky: tương tự như Scotch nhưng rượu lại không có mùi khói

+ American Whisky (rượu Bourbon): làm từ bắp, ngũ cốc

+ Canadian Whisky: làm từ lúa mạch đen

#2. Brandy: làm từ trái cây, thường làm từ nho với Cognac là loại Brandy ngon nổi tiếng của Pháp. Có các loại: Brandy, Cognac, Armahnac, Fruit Brandy.

#3. Gin: làm từ bắp, lúa mạch, ngũ cốc; rượu không màu, có mùi thơm của Juniper.

#4. Vodka: làm từ khoai tây, ngũ cốc. Rượu không màu.

#5. Rhum: làm từ mật mía. Có 2 loại chính: Rhum trắng và Rhum nâu.

#6. Tequila: làm từ nhựa cây thùa (hay cây Maguey) lên men, đây là loại cây bản địa mọng nước giữa cao nguyên khô cằn ở miền Trung Mexico.

#7. Đế, Mao đài: làm từ gạo nếp.

* Tuy cùng được xếp vào hạng mục rượu mạnh nhưng mỗi loại spirits mang đến vị và đặc trưng riêng, thích hợp để Bartender sáng tạo nên những công thức pha chế cocktail phù hợp.

Pha chế cocktail từ Spirits thế nào?

Như đã nhắc đến rất nhiều lần, rằng Spirits chính là thành phần không thể thiếu trong hầu hết công thức pha chế cocktail, đóng vai trò là “rượu nền” kích vị, tạo nên vị đặc trưng cho món cocktail đó. Với mỗi loại rượu mạnh khác nhau, kết hợp cùng các nguyên liệu liên quan khác cho ra ly thức uống chuẩn vị và đẹp mắt.

sentayho.com.vn đã có bài chia sẻ công thức pha chế cocktail từ các loại rượu nền là spirits liên quan.

>>>Tham khảo chi tiết hướng dẫn pha chế:

– 10 loại cocktail pha chế từ rượu nền Vodka

– 10+ công thức cocktail pha chế từ rượu nền Gin

– 10 loại cocktail pha chế từ rượu Rum

​-

Phục vụ Spirits chuẩn

Như đã trình bày ở phần “Vai trò của spirits là gì”, loại rượu mạnh này có thể được phục vụ trực tiếp nếu khách order. Tương ứng với từng loại spirits sẽ có cách phục vụ phù hợp. Cụ thể:

#1. Whisky: dùng ly rock nếu phục vụ whisky với đá và dùng ly rock hoặc ly shot nếu phục vụ whisky không đá. Ngoài ra, whisky kết hợp với nước hay softdrink có thể phục vụ bằng ly highball, không đi kèm chanh lát.

#2. Brandy: thường được phục vụ sau bữa ăn và phục vụ trong ly brandy snifter (ly cognac), không phục vụ kèm đá và chanh.

#3. Gin: thường được phục vụ trước bữa ăn, phục vụ bằng ly rock hoặc ly shot và luôn đi kèm với một lát chanh

#4. Vodka: thường được phục vụ trước bữa ăn, phục vụ trong ly shot và luôn đi kèm với lát chanh, có thể phục vụ kèm đá hoặc ướp lạnh rượu trước đó

#5. Rum: thường được phục vụ sau bữa ăn, phục vụ có đá hoặc không đá và trang trí bằng chanh cắt lát hoặc nguyên múi

#6. Tequila: luôn được phục vụ kèm theo một lát chanh hoặc múi chanh, có thể phục vụ kèm đá

Ngoài ra, cần lưu ý rằng: vì spirits có nồng độ cồn rất cao nên khi phục vụ chỉ được rót một lượng ít, chuẩn nhất là khoảng 30cc (chừng 30ml) để tránh khiến khách bị sốc, say.

5 nguyên tắc phục vụ rượu mạnh trong nhà hàng

Phân biệt Spirits với Wine

Wine (rượu vang) là loại thức uống có cồn được tạo ra từ quá trình lên men trái cây, chủ yếu sử dụng nho.

Ngoài khái niệm, sự khác biệt chủ yếu để phân biệt rượu mạnh và rượu vang là quá trình sản xuất, nguyên liệu và nồng độ cồn. Cụ thể:

Bản so sánh sự khác biệt giữa rượu mạnh và rượu vang

Tiêu chí so sánh

Rượu mạnh

Rượu vang

Quá trình sản xuất

Được sản xuất bằng cách chưng cất một chất lỏng đã lên men

Được sản xuất bằng cách lên men trái cây

Nguyên liệu

Chủ yếu là chất hữu cơ/ dung dịch thực vật có chứa đường như ngũ cốc, mật mía, nước trái cây,… và một số thành phần khác

Được làm từ trái cây, chủ yếu là nho

Nồng độ cồn

Nồng độ cồn cao hơn, thường từ 400

Nồng độ cồn thấp hơn, thường là 9 – 120​

Hy vọng qua bài chia sẻ này, nhân viên nhà hàng mới vào nghề sẽ hiểu được Spirits là gì cũng như những thông tin liên quan đến rượu mạnh Spirits, từ đó, tự tin và chính xác hơn trong phục vụ khách hàng, mang đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất.

Ms. Smile

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *