Sự thật về thẻ ngăn virus, vi khuẩn – Y Học Cộng Đồng

Biên tập bài viết: Hà Xuân Nam

Những cái thẻ, bút ngăn chặn virus bán trên thị trường được quảng cáo làm từ Chlorine Dioxide đang được rao bán rầm rộ ở các Shop hàng Nhật và có tác dụng “thần thánh”, nhưng thực tế có phải như vậy không?

Trích dẫn từ chính câu trả lời của Bác Sĩ theo link sentayho.com.vn

“Những thẻ này được gọi chung là thẻ ngăn virus, phấn hoa, mùi hôi… khử trùng không gian, tiếng nhật là 空間除菌剤, ウイルスプロテクター. Tất cả các công ty làm ra thẻ này đều quảng cáo là làm từ Chlorine Dioxide (二酸化塩素)”

Trích từ số 499 theo Japan Medical Journal:

“Các chế phẩm Chlorine Dioxide có bán trên thị trường dường như có một mức độ hiệu quả khử trùng nhất định trong không gian kín, nhưng cũng có các loại di động như loại bút và loại thẻ tên thì hiệu quả khử trùng không thể được đánh giá ở một mức độ nhất định và an toàn cho cơ thể con người chưa được kiểm chứng. Chúng không chứng minh được có tăng nồng độ hoá chất ở không gian xung quanh, và làm giảm mật độ mầm bệnh xung quanh.

Trước khi đánh giá hiệu quả của các sản phẩm chứa Chlorine Dioxide, phải hiểu rằng Chlorine Dioxide là một chất không được cấp phép và chưa được phân loại là chất khử trùng tại Nhật Bản. Chúng được phân loại là hàng tạp hoá, không phải dược phẩm hoặc thuốc bán và không có cần phải dán nhãn các thành phần chính của sản phẩm.

Về tác dụng diệt khuẩn, Chlorine Dioxide cho thấy tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn Natri Hypoclorite, nhưng việc sử dụng khí Chlorine Dioxide trong không gian kín không được khuyến cáo do có nhiễm độc sinh học. Như đã đề cập ở trên, có các tiêu chuẩn môi trường làm việc ở Hoa Kỳ về sự an toàn của Chlorine Dioxide, nhưng không có tiêu chuẩn nào ở Nhật Bản. Sự an toàn của phơi nhiễm lâu dài ở nồng độ thấp chưa được xác minh.

Mặc dù Chlorine Dioxide cũng là phụ gia thực phẩm, một số sản phẩm cho thấy nó an toàn, nhưng điều đó không có nghĩa là nó an toàn ở các sản phẩm khác. Khi trẻ em với các sản phẩm khử trùng Chlor treo trên cổ, có thể gây bỏng ngực do hóa chất, do đó, ngay cả phụ gia thực phẩm không phải lúc nào cũng an toàn.

Tuy các nhãn hàng quảng cáo là làm từ Clo Dioxide, nhưng trong bảng thành phần lại ghi là Natri Hypoclorit (ít có hiệu quả)

Vậy thì nhiều người sẽ thắc mắc vì sao chúng lại được bán ở tiệm thuốc để người dân mua dùng. Đơn giản, vì nó không phải là dược phẩm y tế mà chỉ là sản phẩm hàng tạp hoá nên vẫn sẽ bán được ở đó. Trên thị trường có hàng trăm ngàn sản phẩm thương mại, trong đó có thực phẩm chức năng, những hàng hoá như này không được kiểm soát nghiêm ngặt như Dược phẩm nên có rất nhiều sản phẩm kém chất lượng và quảng cáo sai công dụng. Vì vậy, đừng nghĩ cứ bán ở tiêm thuốc, hàng Nhật, bán ở Nhật sẽ là đồ an toàn, chất lượng.

Kết luận

  • Những thẻ này chưa được công nhận có tác dụng ngăn ngừa virus ở Nhật, chúng chưa được cấp phép và được công nhận là dược phẩm.
  • Trước khi mua bất kì sản phẩm nào phải tìm hiểu rõ về nguồn gốc, công dụng, độ an toàn, nguy hại của nó, có cần thiết để mua hay không… hãy hỏi các chuyên gia/ bác sĩ/ dược sĩ hoặc tự tra google. Đừng tin những quảng cáo rao bán.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.facebook.com/464936484290538/posts/602910777159774/?d=n
  2. https://www.jstage.jst.go.jp/article/jsei/32/4/32_222/_pdf
  3. https://www.jmedj.co.jp/journal/paper/detail.php?id=12279
  4. http://www.201807031745185287285.onamae.jp/kim/sai/pdf/nisankaensoH26.pdf?fbclid=IwAR0UJmATP_37WiclJXwUuF0TlrIvOLhJ5s0syeQvTAgn39z3NYsEYoH7BoE
  5. https://www.gakkohoken.jp/column/archives/74?fbclid=IwAR2QlyP6hZymsvxyQO40Jpl5CrujBEf1nL1RiYEnwQNM0vDRtCW_8YQpVjs
  6. https://matome.naver.jp/odai/2136036784215845401?fbclid=IwAR3Boe2LKsQbnJG5Yswer6bhKP6l-CDAdCjfcQBcKihgqleFHLzVcbFxqZQ
  7. Báo cáo tai nạn gây bỏng hóa chất do chất khử trùng di dộng đeo ở cổ sentayho.com.vn/www/contents/1361420966967/index.html?fbclid=IwAR1mdmwhtq-90fndFsHaGyz77u-4LZB9d1YMrHEYpjTX8kryiBjzJefVd-c

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *