Kem dưỡng da mỹ phẩm quen thuộc đối với tất cả chị em, tuy nhiên bạn đã biết tác dụng thực sự của kem dưỡng da là gì chưa? nếu chưa hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Trước những lời “tung hô” rằng kem dưỡng da có thể dưỡng được mọi loại da kể cả da dầu, đã gọi là chăm sóc da thì không thể không có kem dưỡng da. Đó là lý do vì sao nhiều chị em cứ dùng hết lọ này đến lọ kia trong khi giá thành của một lọ kem dưỡng ẩm da không hề rẻ. Vậy sự thật về kem dưỡng ẩm là gì, nó có thật sự thiết yếu hay không?
1Kem dưỡng da làm được những gì?
>> Tổng hợp tất cả thông tin về kem dưỡng da mà bạn cần biết
Dưỡng ẩm cho da: Nếu như làn da của bạn bị thô ráp, sần sùi, lỗ chân lông bít tắc hình thành mụn, da lão hóa có nếp nhăn thì việc sử dụng kem dưỡng da sẽ giúp tăng hấp thụ nước, vừa giúp phục hồi độ ẩm da vừa ngăn không cho độ ẩm thoát ra ngoài không khí. Kết quả giúp đưa da từ tình trạng thô ráp trở lại trạng thái bình thường.
Một số công dụng khác: theo thời gian thì một số loại kem dưỡng da có thêm công dụng đó là trị mụn, chống lão hóa, chống nắng nhưng công dụng chính vẫn là cung cấp và phục hồi độ ẩm cho da.
2Những điều kem dưỡng da không làm được
Kem dưỡng da không điều chỉnh được lượng dầu trên da: Kem dưỡng với công dụng là giúp phục hồi độ ẩm cho da, đó chỉ là đối với da khô còn đối với những chị em da dầu khi vấn đề độ ẩm không còn là vấn đề lớn thì việc sử dụng kem dưỡng da sẽ chỉ khiến da thêm bóng loáng mà không có tác dụng gì trong việc kiểm soát lượng dầu trên da. Một nghiên cứu thành phần trên 52 loại kem dưỡng da thì hầu như không có loại nào có thành phần điều chỉnh lượng dầu trên da trừ 1 số loại có chứa thành phần chứa licochalcone A (chiết xuất cây cam thảo).
>> Cách bôi kem dưỡng da chuẩn không cần chỉnh cho làn da trắng mịn
Như vậy có thể thấy công dụng chủ yếu của kem dưỡng da chính là dưỡng ẩm cho da tuy nhiên nếu như bạn thuộc tuýp da dầu, sống ở khu vực dư độ ẩm như Việt Nam chẳng hạn, da không có dấu hiệu bị mất nước thì bạn không cần thiết phải sử dụng kem dưỡng ẩm. Còn nếu như bạn muốn trị mụn, trắng da, chống lão hóa thì bạn hãy sử dụng serum hoặc sản phẩm trị liệu chứ không nên sử dụng kem dưỡng da đa năng nhé! Sẽ không thể mang lại hiệu quả như bạn mong muốn đâu.
Kem dưỡng không phải là dung dịch chứa hoạt chất trị liệu (trị mụn, chống lão hóa, dưỡng trắng…) lý tưởng:
Một số nhà sản xuất lồng vào các hoạt chất như: active ingredient, salicylic acid, benzoyl peroxide hay retinoids,… vào kem dưỡng da để dễ dàng quảng bá, tiếp thị sản phẩm trong việc chữa mụn, chống lão hoá, làm trắng da. Tuy nhiên không phải nhà sản xuất nào cũng có thể làm được điều này, bởi khi đưa thêm bất cứ một thành phần nào vào kem dưỡng da không phải là chuyện đơn giản, mà nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Do vậy trên thị trường phần lớn các sản phẩm đều không đủ năng lực để đưa ra cam kết rằng trong 1 hũ kem dưỡng ẩm vừa có công dụng dưỡng ẩm vừa trị mụn, vừa chống lão hóa, lại vừa làm trắng da.
Tác dụng chống lão hoá của kem dưỡng còn gây tranh cãi
Đã có những thí nghiệm chứng minh sự cải thiện nếp nhăn khi sử dụng kem dưỡng, nhưng bạn cần biết rằng nếu da bạn được cung cấp đủ độ ẩm thì sẽ ít nếp nhăn hơn da khô đó là điều mà mà bất cứ loại kem mang tính dưỡng nào cũng làm được chứ không phải những lọ kem có gắn dòng chữ chống lão hóa da trên đó.
Tuy nhiên theo các nghiên cứu khoa học thì các thành phần tiêu biểu sau đây có trong mỹ phẩm mới có thể giúp phục hồi tế bào da đó chính là: có vitamin A (retinoids), vitamin C, vitamin E. Còn theo những lời quảng cáo từ một số loại mỹ phẩm là có chứa các thành phần như: collagen, keratin, elastin hoặc các protein thiết yếu khác thì lại chưa có nghiên cứu nào chứng minh các phân tử này có hiệu quả cho da cả.
>> 5 kem dưỡng Collagen cho làn da tuổi 40 trẻ mãi
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về kem dưỡng da để từ đó có lựa chọn mỹ phẩm phù hợp nhất cho việc chăm sóc da của mình chúc bạn luôn đẹp, xinh tươi nhé!
Chọn mua kem dưỡng da chất lượng bán tại Bách hóa XANH:
Xem thêm:
>> Kem dưỡng da nào giúp da hồng hào, sáng mịn nhanh nhất?
>> Kem dưỡng da ban ngày và ban đêm khác nhau như thế nào?
>> Cách bôi kem dưỡng da chuẩn không cần chỉnh cho làn da trắng mịn
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH