Sư phát triển của kinh tế cùng với khoa học công nghệ, con người tiến dần tới giao dịch tiền ảo thay vì sử dụng tiền mặt. Các ngân hàng phát huy được vai trò của mình khi thiết lập các tài khoản thanh toán, nhờ đó, mọi việc được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi vào khái thác khái niệm tài khoản thanh toán và phân biệt giữa tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm.
Bạn đang đọc: Tài khoản thanh toán là gì? So sánh tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm?
Cơ sở pháp lý:
– Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
1. Tài khoản thanh toán là gì?
Các hình thức mở tài khoản thanh toán bao gồm: tài khoản thanh toán của cá nhân, tài khoản thanh toán của tổ chức và tài khoản thanh toán chung.
+ Tài khoản thanh toán của cá nhân là tài khoản do khách hàng là cá nhân mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
+ Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
+ Tài khoản thanh toán chung là tài khoản thanh toán có ít nhất hai chủ thể trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung là tổ chức hoặc cá nhân. Mục đích sử dụng tài khoản thanh toán chung, quyền và nghĩa vụ của các chủ tài khoản thanh toán chung và các quy định liên quan đến việc sử dụng tài khoản chung phải được xác định rõ bằng văn bản. Tài khoản thanh toán chung là tài khoản về thanh toán không dùng tiền mặt.
Trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán:
– Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức mở tài khoản thanh toán lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.
– Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ và đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán, đảm bảo sự khớp đúng, chính xác.
Xem thêm: Nhờ thu kèm chứng từ trong thanh toán quốc tế là gì? Quy trình
Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì tổ chức mở tài khoản thanh toán phải xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
– Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước phải giải quyết việc mở tài khoản thanh toán như sau:
+ Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán đầy đủ và hợp lệ, các yếu tố kê khai tại Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán khớp đúng với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán và thông báo cho khách hàng biết về số hiệu và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán;
+ Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch giữa các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho khách hàng biết để hoàn thiện hồ sơ, gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
+ Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết.
Mục đích sử dụng tài khoản thanh toán.
– Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để nộp, rút tiền mặt, phát hành séc, hạch toán, theo dõi và thực hiện các lệnh thanh toán qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và vận hành, thanh toán từng lần qua tài khoản và các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước cung ứng.
– Tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán khi tham gia nghiệp vụ thị trường mở, mua bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các hoạt động khác trên thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Xem thêm: Thanh toán hộ là gì? Ủy quyền thanh toán hộ như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán.
– Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:
+ Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (nơi mở tài khoản) tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình thuận tiện và an toàn;
+ Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng;
+ Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
+ Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
+ Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Tổng quan về Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio)
– Chủ tài khoản thanh toán có các nghĩa vụ sau:
+ Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập. Trường hợp có thỏa thuận thấu chi với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thì phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan khi chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản;
+ Chấp hành các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Thông tư này;
+ Kịp thời thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
+ Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình;
+ Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán. Việc thay đổi thông tin về tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này;
+ Duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
+ Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình;
Xem thêm: Phương thức thanh toán nhờ thu là gì? Rủi ro của phương thức này?
+ Không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình;
+ Không được sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện cho các giao dịch nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Đối tượng mở tài khoản thanh toán
– Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức sau:
+ Tổ chức tín dụng (trụ sở chính);
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
+ Kho bạc Nhà nước Trung ương.
– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
2. Tài khoản thanh toán trong Tiếng anh là gì?
Tài khoản thanh toán trong Tiếng anh là “Spend Account”.
3. So sánh tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm.
Giống nhau:
– Đều được bảo mật thông tin tài khoản theo quy định của pháp luật.
– Đều thực hiện thông qua nhà cung cấp dịch vụ, chủ yếu là ngân hàng.
Khác nhau:
Tiêu chí
Tài khoản thanh toán
Tài khoản tiết kiệm
1. Mục đích sử dụng.
Tài khoản thanh toán được sử dụng với mục đích chi tiêu, thanh toán là chủ yếu. Số tiền có sẵn trong tài khoản của khách hàng có thể đáp ứng cho bất kỳ dịch vụ nào, nhanh chóng và tiện lợi. Ngoài ra, tài khoản này có thể dùng cho việc chuyển khoản, nhận lương hàng tháng,…
Tài khoản tiết kiệm được dùng với mục đích giữ để sinh lời, người sở hữu tài khoản có thể nhận số tiễn lãi ngay khi gửi tiền hoặc nhận định kỳ theo thỏa thuận. Vì vậy, mục đích sâu xa của tài khoản là đầu tư cho tương lai.
2. Hình thức thẻ ngân hàng.
Tài khoản thanh toán được sử dụng thông qua các loại thẻ thanh toán, ví dụ như thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ Mastercard, thẻ visa,..hỗ trợ người sở hữu tài khoản giao dịch với ngân hàng.
Tài khoản tiết kiệm được thể hiện trong sổ tiết kiệm. Mọi hoạt động rút tiền, gửi tiền, lãi suất đều được nhân viên giao dịch ghi nhận lại trong cuốn sổ này.
3. Cách rút tiền mặt
Tài khoán thành toán giúp bạn có thể rút tiền mặt nhanh chóng thông qua ATM
Người sử dụng tài khoản này muốn rút tiền phải thực hiện giao dịch tại ngân hàng cung cấp dịch vụ
4. Lãi suất áp dụng
Tài khoản ngân hàng có lãi suất linh hoạt. Không có kỳ hạn
Đối với người sử dụng tài khoản tiết kiếm có nhiều hạn mức thời gian tiền gửi cho người gửi tiền tiết kiệm lựa chọn và không giới hạn số lượng đăng ký mở tài khoản. Khách hàng sẽ phải phụ thuộc vào hạn mức đã đăng ký trước đó. Nếu rút tiền trước kỳ hạn, lãi được tính theo lãi suất không kỳ hạn.
4. Rủi ro trong sử dụng tài khoản thanh toán?
– Rủi ro trong quá trình sử dụng, chủ sở hữu không thực hiện được thành toán.
– Hệ thống an ninh bảo mật chưa an toàn, dễ đánh mất thông tin và rủi ro trong mất tiền trong tài khoản.
– Các hoạt động giả mạo thẻ, lừa đảo ngày càng nhiều khiến người sử dụng tài khoản thanh toán không an tâm.
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa hoa Xuyến Chi và những tác dụng tuyệt vời trong đời sống – Cây cảnh – Vườn