Tăng tốc phần cứng là gì?
Tăng tốc phần cứng (Hardware Acceleration) là một quá trình mà các ứng dụng tải một số tác vụ xuống phần cứng trong hệ thống để tăng tốc tác vụ đó.
Điều này mang lại hiệu năng và hiệu quả cao hơn so với cùng một quy trình chỉ sử dụng CPU cho mục đích chung.
Mặc dù tăng tốc phần cứng có thể được định nghĩa là bất kỳ tác vụ nào được tải xuống một thứ khác ngoài CPU, nhưng tăng tốc phần cứng thường chỉ áp dụng cho các tác vụ liên quan đến GPU và card âm thanh.
Là phần cứng chuyên dụng, GPU và card âm thanh phù hợp hơn để tăng tốc phần cứng phục vụ cho hoạt động nhất định.
Tăng tốc phần cứng làm gì?
Như định nghĩa ở trên, tăng tốc phần cứng giúp chuyển quá trình xử lý từ CPU sang phần cứng chuyên dụng khác. Ví dụ nếu chơi trò chơi trên máy tính không có card đồ họa chuyên dụng, bạn có thể chơi trò chơi đó nhưng hiệu năng sẽ không giống với hệ thống có GPU chuyên dụng.
GPU được xây dựng để xử lý đồ họa chuyên sâu, không giống như CPU. Hơn nữa việc sử dụng GPU chuyên dụng giúp giảm tải xử lý của CPU, giải phóng cho các tác vụ khác mà có thể hoàn thành tốt hơn CPU.
Khi nào sử dụng tăng tốc phần cứng?
Tăng tốc phần cứng có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Đồ họa máy tính thông qua Graphics Processing Unit (GPU)
- Xử lý tín hiệu kỹ thuật số thông qua Digital Signal Processor (Bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số)
- Xử lý âm thanh qua card âm thanh
- Kết nối mạng máy tính thông qua bộ xử lý mạng và bộ điều khiển giao diện mạng
- Trí tuệ nhân tạo thông qua bộ tăng tốc AI
Nếu bạn có GPU mạnh và ổn định, việc kích hoạt tăng tốc phần cứng sẽ cho phép sử dụng GPU ở mức tối đa trong các trò chơi và tất cả các trường hợp sử dụng được hỗ trợ. Ví dụ sử dụng tính năng tăng tốc phần cứng trong Google Chrome cho phép sử dụng media và duyệt qua thói quen hàng ngày của người dùng mượt mà hơn nhiều.
Trong khi chỉnh sửa và hiển thị video trong phần mềm như Adobe Premiere Pro hoặc khi phát video trực tuyến trên Twitch hoặc YouTube bằng phần mềm như OBS.
Việc bật tăng tốc phần cứng cho phép sử dụng phần cứng chuyên dụng, thường là GPU để thời gian xuất nhanh hơn và trải nghiệm người dùng tốt hơn với phần mềm phát trực tuyến.
Nếu có trình điều khiển mới nhất và GPU hiện tại của hệ thống đã rất mạnh, những hãy luôn bật tăng tốc phần cứng khi thấy tùy chọn này. Qua đó bạn sẽ có trải nghiệm mượt mà hơn với ứng dụng đó sau khi bật tăng tốc phần cứng.
Cách tắt tăng tốc phần cứng trong Google Chrome
Mặc dù tăng tốc phần cứng giúp tăng tốc mọi thứ và là một tính năng tốt cần có, nhưng đôi khi nó có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Ví dụ trong Google Chrome, tăng tốc phần cứng đôi khi có thể gây ra các sự cố như treo hoặc lag khi sử dụng và để khắc phục những sự cố này, có thể cần phải tắt tính năng tăng tốc phần cứng.
Để thực hiện, kích hoạt trình duyệt Chrome, truy cập menu Menu > Settings > Advanced và tắt tính năng Use hardware acceleration when available ở gần cuối danh sách.
Một cách khác là đi tới Menu > Settings và nhập hardware acceleration vào khung Search ở phía trên và trong kết quả hiển thị, bạn sẽ thấy tùy chọn Use hardware acceleration when available, hãy tắt tùy chọn này đi.
Quá trình vô hiệu hóa tăng tốc phần cứng sẽ khác nhau giữa các chương trình và hệ điều hành, vì vậy tốt nhất nên tìm kiếm thông tin có liên quan trên Internet để tìm hiểu rõ về cách tắt tăng tốc phần cứng trong các tình huống khác.
Những lý do để tắt tăng tốc phần cứng
Nếu đã có một CPU tương đối mạnh so với các thành phần còn lại của máy tính, thì khả năng tăng tốc phần cứng có thể không hiệu quả đối với một số tác vụ nhất định.
Nếu máy tính quá nóng, đặc biệt là GPU thì có thể không cần sử dụng tính năng tăng tốc phần cứng.
Phần mềm quản lý cài đặt tăng tốc phần cứng có thể không hoạt động tốt hoặc không ổn định khi làm việc với CPU của hệ thống. Đây là một lý do khác khiến bạn có thể không muốn sử dụng GPU hoặc tăng tốc phần cứng.