Tết Công Gô là gì? Tại sao lại nói &quotđợi đến tết Công Gô&quot?

Chắc hẳn đã không ít lần bạn nghe thấy câu nói “Đợi đến tết Công Gô”. Vậy tết Công Gô là tết gì? Nó diễn ra khi nào? Chúng ta sẽ cùng nhau giải mã qua những thông tin chia sẻ dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Tết Công Gô là gì? Tại sao lại nói &quotđợi đến tết Công Gô&quot?

Tết Công Gô nghĩa là gì?

Công Gô là quốc gia nào?

Trên thế giới hiện đang có 2 quốc gia có tên Congo là: Cộng hòa dân chủ Congo (còn được gọi là Congo Kinshasa) và Cộng hòa Congo (Còn được gọi là Congo Brazzaville). Thủ đô của hai nước này nằm đối diện nhau, chỉ cách nhau con sông Công Gô. Chúng gần nhau đến mức mà người của bờ sông bên này có thể nghe được tiếng hét của người ở bờ sông bên kia.

Trong đó, Congo Kinshasa là quốc gia có diện tích lớn thứ 2 Châu Phi với đất đai rộng lớn, phì nhiêu, mưa thuận gió hòa và rất giàu khoáng sản. Quốc gia này vốn là thuộc địa của Bỉ và có nền kinh tế kém phát triển. Nền chính trị của Congo Kinshasa cũng rất bất ổn, các phía quân Hồi Giáo tung hoành khiến cuộc sống của người dân không được yên ổn.

Ngược lại, người anh em Congo Brazzaville lại có nền kinh tế phát triển hơn cả, cao hơn Congo Kinshasa lên đến 60 bậc về thu nhập bình quân đầu người. Nó cũng được xem là điểm đến an toàn hơn mặc dù cũng có một vài bất ổn chính trị khi quốc gia này trải qua vài lần đổi tên.

Tết Công Gô là tết gì?

Theo kết quả phân tích của Google, các từ khóa như “Tết Công Gô năm nào?”, “Tết Công Gô bao nhiêu năm một lần”, “Tết Công Gô là khi nào”, “Tết Công Gô vào ngày nào?”… xuất hiện với lượt tìm kiếm khá cao. Điều này đồng nghĩa với việc ngày Tết của quốc gia này phải có điểm gì khác lạ so thì mới được nhiều người quan tâm như vậy!

Theo như thông tin mình tìm hiểu thì ở Congo Brazzaville, người dân vẫn đón Tết bình thường. Họ đón Tết theo lịch Dương. Vào ngày nay, tất cả mọi người sẽ được nghỉ học, nghỉ làm để chào đón năm mới. Các gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng nhau ăn uống, ca hát, nhảy múa để tiễn năm cũ qua đi, chào đón một năm mới với bao hy vọng.

Trong khi đó, Congo Kinshasa lại kém may mắn hơn. Người dân của quốc gia này phải đợi đến 50 năm để được ngắm pháo hoa đón năm mới một lần! Như vậy, khi nói đến tết Công Gô là người ta đang đề cập đến tết của Cộng hòa dân chủ Congo – Congo Kinshasa.

Nói đến Tết Congo là nói đến cái tết của người dân của Cộng hòa dân chủ Congo

Bài viết tham khảo: Chim bay vào nhà là điềm gì? Điềm báo này tốt hay xấu?

Tết Công Gô bao nhiêu năm 1 lần?

Như thông tin mình chia sẻ trên, người dân ở Congo Kinshasa phải mất hơn một nửa đời người (50 năm) mới được ngắm pháo hoa chào đón năm mới. Dù đây là một quốc gia rộng lớn, đông dân nhưng lại rất đói kém và lạc hậu. Nguyên nhân chủ yếu là Congo Kinshasa phải chịu rất nhiều cuộc x.u.n.g đ.ộ.t, khủng hoảng c.h.í.n.h t.r.ị liên miên. Cùng với đó là tình trạng thất nghiệp, y tế, giáo dục không được đầu tư phát triển, gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế. Ngoài ra, Congo Kinshasa có nguồn tài nguyên dồi dào nhưng kinh tế vẫn không phát triển là do chính sách của Chính Phủ. Họ không tự khai thác tài nguyên mà để cho quốc gia khác đến khai thác.

Mặc dù nghèo đói, thời gian tổ chức Tết khá lâu nhưng ngày tết ở Congo Kinshasa là một ngày lễ vô cùng lớn với không khí hân hoan, tưng bừng. Người dân nô nức trang hoàng nhà cửa, sắm sửa mọi thứ để chào đón năm mới. Đặc biệt, bữa tiệc chào đón năm mới của họ kéo dài trong suốt 3 tháng mới chấm dứt. Đây được xem là cái Tết dài nhất trong lịch sử loài người tính đến thời điểm hiện nay, chưa có bất kỳ quốc gia vào vượt qua.

Lý giải cho kiểu chào đón năm mới này, nhiều người cho rằng là do quốc gia này rất nghèo đói, họ không có đủ điều kiện để tổ chức Tết thường xuyên mỗi năm. Cũng có ý kiến cho rằng đây là nét văn hóa đặc trưng của quốc gia này nên họ vẫn lưu giữ đến ngày nay.

Dù Congo Kinshasa có cách đón Tết bất bình thường nhưng họ vẫn tổ chức một số ngày lễ quan trọng như: Quốc Khánh, Ngày tuổi trẻ, Ngày của Cha,…

Tìm hiểu thêm: Đất phân lô là gì? Cách &quottránh bẫy&quot khi mua đất phân lô

Người Congo Kinshasa phải đợi tận 50 năm mới được đón tết 1 lần

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến tết Công Gô

Tết Công Gô là ngày nào?

Mình cũng không tìm được thông tin trả lời cho câu hỏi ngày tết Công Gô là ngày bao nhiêu. Tuy nhiên, mình nghĩ họ sẽ tổ chức ngày tết theo lịch Dương. Chỉ khác một điều là những quốc gia khác chỉ đón năm mới trong khoảng 7 – 10 ngày thì người dân của quốc gia này sẽ đón năm mới trong 3 tháng liên tiếp.

Tết Công Gô gần nhất là năm nào?

Hiện nay, vẫn chưa xác định được ngày Tết của người dân Congo Kinshasa diễn ra vào năm nào. Có chăng, chỉ có những người dân ở quốc gia đó mới có thể xác nhận được. Nhưng với tần suất 50 năm mới tổ chức tết một lần thì số người được đón cái Tết 2 lần là rất hiếm bởi tuổi thọ trung bình của người dân ở quốc gia này khá là thấp.

Tết Công Gô tiếp theo là năm nào?

Tương tự như câu hỏi trên, có lẽ chỉ những người dân ở quốc gia đó mới có thể trả lời được.

Vì sao lại nói là “đợi đến Tết Công Gô”?

Như chúng ta biết, Tết Công Gô là ngày tết của người dân Congo Kinshasa. Họ phải chờ đến nửa thế kỷ mới được chào đón năm mới. Do vậy, người Việt chúng ta thường nói “đợi đến Tết Công Gô” nhằm ám chỉ một điều gì đó phải chờ đợi rất lâu, khó có thể xảy ra hoặc không có bất kỳ khả năng gì để thực hiện được.

ý nghĩa của câu "đợi đến tết Công Gô"

>>>>>Xem thêm: Giới thiệu sơ lược về kèn Harmonica cho người mới tập chơi – Thế giới nhạc cụ nhập khẩu chính hãng

Dùng để ám chỉ một hành động, một sự việc nào đó không thể thực hiện được

Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ Tết Công Gô nghĩa là gì. Nếu bạn có bất kỳ thông tin chia sẻ về ngày Tết của quốc gia này, hãy để bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *