Thâm hụt chi tiêu (Deficit Spending) là gì? Đặc điểm

(Ảnh minh họa: Santa Cruz Sentinel)

Bội chi

Khái niệm

Bội chi trong tiếng Anh là Deficit Spending.

Bội chi là khi chi tiêu vượt quá thu nhập của chính phủ của trong giai đoạn thực hiện chính sách tài khóa, dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách (Budget deficit).

Bội chi là cách tiếp cận của nhà kinh tế học Keynes đối với việc kích thích kinh tế, trong đó chính phủ chấp nhận vay nợ và sử dụng sức mạnh chi tiêu từ khoản nợ đó để tạo ra cầu và kích thích nền kinh tế.

Đặc điểm của bội chi

Khái niệm bội chi dùng để kích thích nền kinh tế do nhà kinh tế học Keynes đề xuất.

Keynes lập luận rằng trong thời kì suy thoái hoặc khủng hoảng, sự suy giảm trong chi tiêu của người tiêu dùng có thể được cân bằng bằng cách gia tăng chi tiêu của chính phủ.

Đối với Keynes, việc duy trì tổng cầu (chi tiêu của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ) chính là chìa khóa để tránh tình trạng thất nghiệp cao kéo dài làm suy thoái hoặc khủng hoảng.

Một khi nền kinh tế phát triển trở lại và đạt được toàn dụng lao động (Full employment), Keynes nói, khoản nợ tích lũy của chính phủ có thể được trả lại.

Trong trường hợp chính phủ chi tiêu thêm gây ra lạm phát quá mức, Keynes lập luận, chính phủ đơn giản là tăng thuế và rút thêm vốn ra khỏi nền kinh tế.

Bội chi và hiệu ứng số nhân

Keynes cho rằng bội chi của chính phủ có thể tạo ra hiệu ứng số nhân (Mutiplier Effect). Nghĩa là 1 USD chi tiêu của chính phủ có thể làm tăng tổng sản lượng kinh tế hơn 1 USD.

Sự chỉ trích về sử dụng bội chi

Nhiều nhà kinh tế học trường phái bảo thủ, không đồng ý với Keynes. Những người từ trường phái Chicago về kinh tế, cho rằng bội chi sẽ không có tác dụng tâm lí đối với người tiêu dùng và nhà đầu tư vì mọi người biết rằng bội chi chỉ là ngắn hạn và cuối cùng họ sẽ phải bị bù đắp thâm hụt với thuế và lãi suất cao hơn.

Quan điểm này bắt nguồn từ nhà kinh tế học người Anh thế kỷ 19 David Ricardio, ông đã lập luận rằng vì mọi người biết rằng bội chi cuối cùng phải được hoàn trả bằng cách đánh thuế cao hơn, họ sẽ tiết kiệm tiền của họ thay vì chi tiêu. Điều này sẽ làm mất đi tính kích thích kinh tế.

Một số nhà kinh tế cũng cho rằng bội chi nếu không được kiểm soát, có thể đe dọa đến việc tăng trưởng kinh tế.

Nợ quá mức có thể khiến chính phủ tăng thuế hoặc thậm chí bị vỡ nợ đối với khoản nợ của mình. Hơn nữa, trái phiếu chính phủ phát hành có thể vượt qua trái phiếu các công ty tư nhân và doanh nghiệp phát hành, điều này có thể làm lệch giá cả và lãi suất trên thị trường vốn.

Lí thuyết tiền tệ hiện đại

Một trường phái tư tưởng kinh tế mới gọi là lí thuyết tiền tệ hiện đại (Modern moneytary theory) đã đánh bại các trường phái về bội chi và đang có được sức ảnh hưởng.

Những người theo lí thuyết tiền tệ hiện đại lập luận rằng miễn là lạm phát được kiểm soát, một quốc gia có đồng tiền riêng của họ không cần phải lo lắng về việc tích lũy quá nhiều nợ thông qua sử dụng bội chi bởi vì họ luôn có thể in thêm tiền để trả nợ.

(Theo Investopedia)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *