1. Thế nào là cửa sông?
Cửa sông là nơi dòng sông chảy ra và đổ vào biển hoặc hồ lớn. Theo Xamoilov I.B. (1952), các vùng cửa sông gồm hai loại cơ bản là châu thổ và vùng cửa sông hình phễu.
Bạn đang đọc: Thế nào là cửa sông? Vùng cửa sông có những đặc điểm gì?
Pritchard (1967) có một định nghĩa riêng cho vùng cửa sông hình phễu: Đó là một thuỷ vực nửa kín ven bờ thông với biển khơi, trong đó có sự hoà trộn nhất định giữa nước biển và nước ngọt đưa đến từ lục địa.
Cửa sông gồm châu thổ và vùng cửa sông hình phễu
Đến nay, vùng cửa sông hình phễu được hiểu là một vùng hạ lưu sông bị ngập chìm không đền bù trầm tích và ở đó thuỷ triều thường có vai trò quan trọng. Những estuary điển hình của thế giới gồm: Xen, Jironda (Pháp), Thame, Mersey (Anh), Rein, Maas (Hà Lan), Potomac (Hoa kỳ).
Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó” Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?
Châu thổ là thuật ngữ do Herodotus (485 – 425 trước CN) đưa ra để mô tả hình dạng tam giác của vùng cửa sông Nil, nó được tạo ra tại vùng cửa sông, nơi tốc độ bồi tụ vượt tốc độ bào mòn, xâm thực do sóng, thuỷ triều và dòng chảy.
Châu thổ được phân loại thành: châu thổ sông thống trị như Mississippi, Hoàng Hà, Pô, Đanup, châu thổ sóng thống trị như Nil, Rone, Sanfrancisco, Xêngan, Nigeria, châu thổ triều thống trị, ví dụ Mê Kông, Trường Giang, Ganga – Brachmaputra.
Cửa sông ảnh hưởng bởi phù sa, sóng và độ mặn
Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Tìm hiểu thêm: Chăm Sóc Da Toàn Diện Bằng Công Nghệ Peel Da TCA – O2 SKIN
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?2. Đặc điểm vùng cửa sông
Về địa lý học và sinh thái học vùng cửa sông nói chung được dùng với từ estuarine zone hay estuarine area, có thể gồm một hoặc một số cửa sông nhánh (river mouths).
Ví dụ, đặc điểm vùng cửa sông của Việt Nam: vùng (cửa sông) châu thổ Mê Kông có tới 9 cửa sông. Vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng có 3 cửa sông – Cửa Cấm, Nam Triệu và Lạch Huyện).
Cửa sông tạo ra sự chuyển đới giữa môi trường của sông và môi trường của biển và cả hai đều có khả năng ảnh hưởng đến thành phần của biển như thủy triều sóng và độ mặn của nước. Nó còn ảnh hưởng đến thành phần của sông như sức chảy của nước sạch và trầm tích.
Với sự tiếp xúc của cả hai loại nước, nước biển và nước sông (thường là nước sạch không mặn) do đó vùng cửa sông cung cấp một nguồn chất dinh dưỡng cao trong nước và trầm tích. Điều này đã làm cho hệ sinh thái cửa các con sống ở Việt Nam và trên thế giới trở thành một trong những nơi có môi trường sống tự nhiên sinh sôi nhất trên thế giới.
Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù Lí giải tại sao chữ “x” được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học Phát hiện đột phá tại ‘địa ngục’ sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!
Đa số các cửa sông hiện nay được hình thành trong thế Holocen trong biển tiến sau băng hà lần cuối cùng làm ngập các thung lũng ven bờ từ khoảng 10.000-12.000 năm về trước. Cửa sông thường được phân loại tùy theo đặc trưng của địa mạo hoặc sự lưu thông của nước dưới một quá trình nhất định nào đó. Do đó cửa sông còn có thể gọi bằng nhiều cái tên khác nhau tùy theo đặc thù của nó.
>>>>>Xem thêm: Học song bằng là gì? Điều kiện học bằng kép là gì?
Hệ sinh thái vùng cửa sông rất đa dạng
Đặc điểm hệ sinh thái cửa sông: Là một trong những môi trường sinh thái đông đảo nhất trên thế giới. Nó chứa tới khoảng 60% các sinh vật trên toàn thế giới. Do đó cửa sông đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự đóng cặn do quá trình mòn đất, là hậu quả của phá hoại rừng hay gặm cỏ bừa bãi của gia súc hoặc những cách trồng cây hại đất. Đánh bắt cá quá mức, hệ thống cống rãnh dơ bẩn đều có thể làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái của cửa sông.
Nếu như có quá nhiều chất dinh dưỡng từ nước cống và phân của động vật thì sẽ làm sinh sôi nảy nở những thực vật có hại cho vùng nước đó. Những thực vật có hại có thể lấy hết oxygen và cá sẽ không đủ oxygen để sống. Các loại chất độc hai như các chất kim loại nặng, nuclit phóng xạ PCB, hydrocarbon. Đê cũng nắm vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cửa sông.