Thế nào là học chế tín chỉ? Các thông tin học chế tín chỉ 

1. Thế nào là học chế tín chỉ?

1.1. Khái niệm

Đây là phương pháp đào tạo học tập tại các trường đại học, cao đẳng, được rất nhiều các nước trên thế giới áp dụng, tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay mới chỉ áp dụng phương pháp học chế tín chỉ này cho cấp bậc đại học.

1.2. Lịch sử hình thành của học chế tín chỉ

Từ việc các sinh viên cần có một quy trình đào tạo phù hợp nhất đối với cá nhân mình mà từ đó phương pháp học chế tín chỉ đã xuất hiện. Vào năm 1872, khởi xướng cho hệ thống đào tạo theo phương pháp học tập này đó chính là trường đại học Harvard, để thay thế hệ thống đào tạo đại học theo niên chế thành một chương trình học mới mẻ, hiện đại, các học sinh có thể chọn lựa cho mình một mô – đun chương trình học tập phù hợp và rộng rãi.

Cho đến đầu thế kỉ XX thì phương pháp học chế tín chỉ hầu như được áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường đại học tại nước Mĩ. Sau thời gian này thì đã có nhiều nước cũng đã áp dụng phương pháp này cho các trường đại học của mình: Nhật Bản, Philippines, các nước Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Singapore… năm 1999, gần 30 bộ trưởng đặc trách về giáo dục cấp bậc đại học ở các nước trong khu vực Châu Âu đã kí Boglona – một bản tuyên ngôn về hình thành không gian giáo dục đại học khu vực Châu Âu, trong đó có nêu rõ việc áp dụng phương pháp học chế tín chỉ để tạo điều kiện thuận lợi trong cơ động hóa, liên thông, liên kết hoạt động học tập của các học sinh trong khu vực.

2. Đặc điểm cơ bản của học chế tín chỉ

– Đòi hỏi sinh viên phải tích lũy kiến thức chắc chắn theo từng phần

– Kiến thức phân bổ thành cách học phần

– Mỗi văn bằng được quy định một khối lượng kiến thức riêng, xếp năm học của sinh viên theo khối lượng tín chỉ tích lũy

– Chương trình học tập có học phần bắt buộc và học phần tự chọn

– Đánh giá được thường xuyên, thang điểm mức độ bằng chữ

– Lấy học sinh làm trung tâm cho việc giảng dạy

– Đơn vị đo cho mỗi học vụ là học kì, mỗi năm năm được chia làm 2 học kì

– Ghi danh học mỗi đầu học kỳ, lớp học tổ chức theo mỗi học phần

– Có hệ thống cố vấn học tập

– Có thể tuyển sinh theo học kỳ

– Chỉ có 1 văn bằng chính quy đối với 2 loại hình tập trung và không tập trung

3. Ưu điểm của học chế tín chỉ

– Phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ, lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình học tập và giảng dạy, giúp sinh viên phát huy được sự sáng tạo, chủ động. Trong phương thức đào tạo này, việc tự rèn luyện, tự học tập, tự nghiên cứu của sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng, yếu tố này cũng được xét vào nội dung và thời gian học tập trong mỗi buổi học, đồng thời cũng làm giảm đi tình trạng nhồi nhét kiến thức, sinh viên có thể lựa chọn sắp xếp một chương trình học vừa sức và tuân thủ đúng quy định.

– Với phương pháp học chế tín chỉ, sinh viên vừa đóng vai trò là người tiếp thu kiến thức, cũng vừa là người tạo ra kiến thức, tạo điều kiện đáp ứng được những nhu cầu ngoài xã hội. Tất cả mọi chương trình giáo dục đào tạo đều lấy việc dạy – học làm trọng tâm, cốt lõi, trong chương trình giáo dục niên chế như truyền thống vai trò của người học đã quan trọng, thì trong phương pháp học chế tín chỉ vai trò của người học còn được coi là trung tâm (lấy người học làm trung tâm), và định hướng này được quán triệt ngay từ khi lên kế hoạch chương trình giảng dạy, biên soạn nội dung và chọn ra phương pháp giảng dạy phù hợp.

– Các môn học có sự linh động với nhau khi áp dụng học chế tín chỉ. Với với hệ thống kiến thức trong chương trình đào tạo này các môn học có đặc tính chung sẽ được xếp vào cùng một nhóm là những môn học chuyên ngành và cận chuyên ngành. Mỗi khối kiến thức đều có số lượng tín chỉ được quy định, yêu cầu rõ ràng, sinh viên có thể tham khảo ý kiến giáo viên, các sinh viên khóa trên và dựa vào năng lực bản thân để chọn cho mình những môn học phù hợp, hoàn thành văn bằng. Bên cạnh đó phương pháp đào tạo học chế chuyên môn còn giúp sinh viên có thể thay đổi tiến trình học tập của mình mà không cần phải học lại từ đầu.

– Học chế tín chỉ còn ghi nhận những thành tích học tập mà sinh viên tích lũy được bên ngoài nhà trường, khuyến khích sinh viên củng cố kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau giúp quá trình học đại học được thuận lợi, về ưu điểm này có thể nói học chế tín chỉ còn mang tinh hoa hiện đại, biến đại học trở nên đại chúng.

– Phương thức này còn tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành đào tạo khác nhau trong cùng trường đại học hay cao hơn nữa là giữa các trường thuộc các quốc gia khác nhau. Khi sự liên thông phổ biến được mở rộng, các trường đại học có thể dễ dàng đánh giá được năng lực học tập của sinh viên, vì vậy việc chuyển trường đại học không còn là vấn đề khó khăn.

– Hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ giúp giảm giá thành đào tạo và mang lại được hiệu quả cao trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của sinh viên. Với học chế tín chỉ, thời gian học tập của học sinh được tính theo kỳ, theo phần không nhất thiết phải theo năm như trước kia. Do đó, việc chưa hoàn thành một phần nào đó không làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục học tập, đây cũng chính là lý do giúp cho quá trình học tập không phải mất nhiều chi phí như học theo niên chế.

– Đây cũng vừa là thước đo cho hiệu quả giảng dạy của giảng viên, vừa là thước đo cho hiệu quả học tập của sinh viên.

– Phương pháp học chế tín chỉ chính là cơ sở số liệu để cấp trên và các đơn vị hành chính liên quan có thể theo dõi và quản lý, bởi thước đo giờ tín chỉ được kiện toàn và phát triển thì nó sẽ trở thành phương tiện để giám sát, quản lý, báo cáo hành chính.

4. Nhược điểm của học chế tín chỉ

– Các kiến thức bị chia nhỏ: Đa phần các chương trình kiến thức trong học chế tín chỉ là khá nhỏ, tầm khoảng 3 đến 4 tín chỉ, do đó để trình bày kiến thức một cách chuyên sâu đầy đủ, bài bản là việc rất hạn chế, chính vì vậy mà các kiến thức thường bị chia nhỏ, cắt vụn, không liên tục. Và để khắc phục nhược điểm này, các trường đại học đã hạn chế đưa ra các mô – đun quá nhỏ dưới 3 tín chỉ, trong năm cuối cấp của sinh viên, nhà trường thường tổ chức các kì thi để sinh viên có thể liên kết và tổng hợp kiến thức.

– Khó tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa các sinh viên, bởi sinh viên có quyền tự do lựa chọn môn học, nên không ổn định được lớp học chính (các sinh viên sẽ có lớp học phần), khó có thời gian cùng nhau gặp mặt, học tập, xây dựng sự gắn kết chặt chẽ giữa một tập thể học sinh như các lớp theo khóa học chính nên việc tổ chức các hoạt động đoàn thể của sinh viên gặp nhiều hạn chế. Chính vì nhược điểm này mà có người nói học chế tín không coi trọng tính cộng đồng mà chỉ khuyến khích chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên các trường đại học thường khắc phục bằng cách tổ chức cho sinh viên các lớp không phải lớp học chính nhưng tương đối ổn định về thời gian và số lượng, tạo cho học sinh sự gần gũi, thân quen, cùng với đó là tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể dành cho sinh viên toàn nhà trường giao lưu, chia sẻ, tham gia các hoạt động cùng nhau.

5. Thang điểm trong học chế tín chỉ

Hiện nay tại các trường đại học theo phương pháp học chế tín chỉ áp dụng tính điểm bằng chữ. Điểm số của sinh viên được phân theo các cấp bậc A, B, C, D, F. Trong mỗi bậc điểm đều chia điểm thành các mức nhỏ, giúp cho điểm số của sinh viên được công bằng và toàn diện hơn, việc quy đổi điểm số được chính xác hơn. Cùng các mức thang điểm chuẩn như trên, còn có các mức A+, B+, C+, D+. Mục đích của việc quy đổi từ điểm bằng số ra điểm bằng chữ giúp phản ánh chính xác được thứ hạng của sinh viên.

6.Điều kiện để các trường đại học thực hiện đào tạo học chế tín chỉ

– Cần có các tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu về học chế tín chỉ, tìm hiểu về tình hình tổ chức thực hiện việc đào tạo học chế tín chỉ tại các trường đại học trong nước, tổ chức hội thảo về học chế tín chỉ, sau khi hoàn thành các công việc, đội ngũ quản lý và giảng viên các trường đại học đóng góp các dự thảo vào chương trình đào tạo học chế tín chỉ:

Các giảng viên phải hiểu biết về các phương pháp dạy – học, kiểm tra – đánh giá tiên tiến như yêu cầu của hệ thống tín chỉ và có kỹ năng sử dụng các thiết bị giảng dạy hiện đại. Để có điều kiện này, nhà trường phải tổ chức các đợt tập huấn cho đội ngũ giảng viên về các phương pháp dạy – học, kiểm tra – đánh giá tiên tiến.

Các chuyên viên của các phòng, trung tâm được trang bị kiến thức về phương thức quản lý theo học chế tín chỉ, về kỹ thuật xây dựng thời khoá biểu môn học theo đăng ký của người học và hệ thống phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng công việc ấy.

Có đủ đội ngũ cố vấn am hiểu về chương trình đào tạo để hướng dẫn người học chọn môn học và xây dựng kế hoạch học tập.

– Có một ban chỉ đạo dự án chuyển đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ ở cấp trường: Ban chỉ đạo do Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng phụ trách, các uỷ viên là các trưởng Phòng, Khoa (Bộ môn), chủ tịch Công đoàn cơ sở, bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, và một số thành viên khác do Hiệu trưởng quyết định. Ban chỉ đạo dự án phải xây dựng dự án chuyển đổi đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ và trình dự án để Hiệu trưởng xem xét, phê duyệt. Trong dự án cần một lộ trình thực hiện (nội dung công việc, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện và dự trù kinh phí cho từng công việc). Mỗi mảng công việc phải thành lập tiểu ban. Trưởng tiểu ban do phó hiệu trưởng hoặc trưởng phòng, giám đốc trung tâm, trưởng khoa (bộ môn) phụ trách. Căn cứ vào dự án nhà trường, trưởng các tiểu ban xây dựng kế hoạch thực hiện trình hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện

– Xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ: Xây dựng chương trình đào tạo cũng là dịp để chúng ta nghiên cứu và vận dụng các lý luận về thiết kế chương trình hiện đại theo chuẩn của các trường cao đẳng tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu hiện tại và tương lai của đất nước đối với ngành đào tạo và yêu cầu hội nhập quốc tế. Khi xây dựng khung chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ nên rà soát lại để bỏ bớt những môn không cần thiết, bổ sung các môn học mới cập nhật hơn, kế thừa những yếu tố tích cực, phù hợp của khung chương trình đào tạo hiện có.

– Xây dựng chương trình chi tiết từng môn học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của mỗi ngành đào tạo.

– Xây dựng đủ giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo cho mỗi môn học.

-Xây dựng các văn bản quy định liên quan tới việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ:

Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ

Quy chế hoạt động khảo thí theo học chế tín chỉ

Quy chế công tác giảng viên theo học chế tín chỉ

Quy chế công tác HS-SV theo học chế tín chỉ

Quy định đánh giá học phần theo học chế tín chỉ

Quy định thu học phí theo học chế tín chỉ

Quy định về cố vấn học tập theo học chế tín chỉ

– Có đủ điều kiện vật chất tối thiểu đạt yêu cầu đào tạo theo tín chỉ:

Đủ thiết bị giảng dạy hiện đại giúp giảng viên đỡ mất thời gian viết bảng hoặc trình bày, giảng giải trên lớp.

Đủ phòng học, hội trường, phòng thí nghiệm, phòng đọc ở thư viện để bố trí lớp học theo yêu cầu đăng ký của sinh viên và tạo điều kiện cho sinh viên tự học ngoài giờ lên lớp.

Có hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo và sinh viên theo hệ thống tín chỉ.

Trên đây là các thông tin mà sentayho.com.vn đã tìm hiểu về phương pháp đào tạo học chế tín chỉ đang được áp dụng giảng dạy tại đa số các trường đại học tại Việt Nam. Hi vọng với tất cả các thông tin trên có thể giúp cho các bạn sinh viên hiểu rõ về chương trình giáo dục đào tạo đại học mà mình đang được học tập và trải nghiệm.

>> Xem thêm

  • Dạy học tích hợp liên môn
  • Tầm quan trọng của giáo dục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *