02-08-2011
Hội chứng mệt mỏi mạn tính là tình trạng người bệnh cảm thấy uể oải, mỏi mệt một cách chung chung, sự mệt mỏi này không hề được cải thiện tốt hơn mặc dù bệnh nhân đã được nghỉ ngơi. Nó ảnh hưởng mạnh đến chuyện học hành, làm việc và làm giảm các hoạt động bản thân cũng như chán chường không muốn tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội.
Bạn đang đọc: Thế nào thì được gọi là Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)? | Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
– Hội chứng mệt mỏi mãn tính – CFS (Chronic Fatigue Syndrome) tuy mới được đề cặp trong vài năm gần đây nhưng Hội chứng này ngày càng cho thấy đây là một tình trạng bệnh lí thật sự ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày , công việc cơ quan , học tập…
– Hội chứng CFS là một tình trạng mệt mỏi, uể oải kéo dài ít nhất 6 tháng mà không giảm khi nghỉ ngơi và không liên quan dến các bệnh lí gây mệt mõi khác như bệnh tim mạch, tuyến giáp…
1. Các yếu tố nguy cơ
– Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc, tầng lớp xã hội
– Bệnh gặp nhiều ở nữ so với nam với tỉ lệ 4/1; thường xảy ra ở độ tuổi từ 25 đến 45 (đôi khi cũng gặp ở trẻ em và người lớn tuổi).
– Bệnh thường gặp ở những nước đđang phát triển
2. Nguyên nhân
– Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng liên quan đến nhiều yếu tố như nhiễm virus, nhiễm toxins. Phản ứng miễn dịch cũng được xem như là nguyên nhân của bệnh
– Một số bệnh nhân khác có thể gây Hội chứng này như: sau khi phẫu thuật, bị chấn thương đầu hoặc sau khi bị chấn thương khác cũng có thể mắc hội chứng này
– Những nghiên cứu gần đây cũng chưa đưa ra được bằng chứng chính xác về mối liên quan giữa cortisol (hormone liên quan stress) và hormone sinh dục nữ với hội chứng mệt mõi mãn tính
– Một số thuốc như nhóm Benzodiazepam, Betablocks, chống trầm cảm và dùng kháng sinh lâu ngày cũng có thể gây ra Hội chứng mệt mõi mãn tính
– Hoạt động thể lực quá mức hoặc căng thẳng quá mức có thể làm bệnh xấu đi
– Hội chứng một mõi vô căn (Idiopathic chronic fatigue)
3. Các triệu chứng thường gặp
– Đặc điểm lâm sàng nổi bật là triệu chứng mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng có thể kèm theo các triệu chứng sau:
+ Sốt nhẹ + Khó ngủ
+ Khó tập trung + Đau đầu
+ Đau họng + Giảm cân hoặc tăng cân
+ Nổi hạch cổ + Nhịp nhanh
+ Đau cơ +Đau ngực
+ Yếu cơ, đau khớp + Đổ mồ hôi ban đêm
4. Chẩn đoán
– Chẩn đoán dựa vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng với các xét nghiệm để loại trừ một số bệnh lý khác cũng gây mệt như bệnh tim mạch, nội tiết ….
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo Trung tâm kiểm soát và dự phòng Hoa Kỳ (CDC) để chẩn đoán CFS cần hai tiêu chuẩn dưới đây :
a. Một tình trạng mệt mỏi mới khởi phát không thể giải thích, không liên quan tới gắng sức và không giảm khi nghỉ ngơi
b. Có 4 hoặc nhiều tiêu chí dưới đây kéo dài ít nhất 6 tháng
Ngoài ra còn có các tiêu chí khác thường đi kèm như
+ Rối loạn đại tiện, đau bụng, nôn, tiêu chảy
+ Ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm
+ Thở ngắn
+ Ho kéo dài
+ Rối loạn về mắt (nhạy cảm ánh sáng, đau mắt hoặc khô mắt)
+ Dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn, rượu, hóa chất, thuốc, tiếng ồn
+ Khó khăn giữ cân bằng cơ thể (chóng mặt, nhịp tim không đều)
+ Có những vấn đề về tâm thần (trầm cảm, dễ cáu gắt, lo lắng, cơn hoảng loạn)
5. Chẩn đoán phân biệt
– CFS được chẩn đoán sau khi đã loại trừ các bệnh lý khác cũng gây mệt mỏi như bệnh Lyme, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, nghiện rượu, tiểu đường, suy giáp, thiếu máu, lupus đỏ, xơ cứng rãi rác, bệnh gan mãn và bệnh lý ác tính. Ngoài ra, thuốc cũng gây mệt mõi do tác dụng phụ
6. Điều trị
– Việc điều tri CFS khá phức tạp đòi hỏi sự kết hợp của nhiều liệu pháp điều trị và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường
– Cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn
+ Điều chỉnh hành vi, nhận thức (cognitive behavioural therapy-CBT) đối với những trường hợp bệnh kéo dài cho thấy người bệnh giảm mệt mỏi.Trong đó khuyên người bệnh thay đổi cách suy nghĩ và cách cư xữ
+ Grade exercise therapy-GET là một dạng điều trị thể lực, trong đó việc tập thể dục cũng là một phần quan trọng trong điều trị CFS
+ Mặc dù không có thuốc điều trị chuyên biệt nhưng có thể giảm đau bằng acetaminophen,ibuprofen hoặc aspirine giúp giảm đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp
+ Thuốc chống trầm cảm được dùng ở bệnh nhân có trầm cảm, thường dùng để cải thiện tính khí, kiểm soát đau và giúp ngủ tốt
Theo Trung tâm kiểm soát và dự phòng Hoa Kỳ (CDC) nếu việc chẩn đoán và điều trị chậm có thể giảm khả năng cải thiện bệnh
KẾT LUẬN
– Hội chứng mệt mỏi mãn tính là bệnh lí thường gặp trên thực tế lâm sàng mà chúng ta thường nhằm với trầm cảm hay suy nhược thần kinh
– Chẩn đoán dựa vào tình trạng mệt mõi kéo dài ít nhất 6 tháng không giảm khi nghỉ ngơi kèm một số tiêu chí khác sau khi đã loại trừ mệt mỏi do các bệnh lí thực thể khác
– Điều trị phức tạp và không có thuốc đặc trị đặc hiệu
Ths.BS. HUỲNH THỊ THÚY HẰNG
Chuyên Khoa Nội Thần Kinh – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tài liệu tham khảo
1.Blockmans D, Persoons P, Van Houdenhove B, Bobbaers H. Does methylphenidate reduce the symptoms of chronic fatigue syndrome? Am J Med. 2006;119:e23-30.
2.Fuller-Thomson E, Nimigon J. Factors associated with depression among individuals with chronic fatigue syndrome: findings from a nationally representative survey. Fam Pract. 2008;25:414-422.
3.Goldman L, Ausiello D. Cecil Medicine. 23rd ed. Philadelphia, Pa: Saunders Elsevier, 2007.
4.Haig-Ferguson A, Tucker P, Eaton N, Hunt L, Crawley E. Memory and attention problems in children with CFS/ME. Arch Dis Child. 2008 Nov 11 [Epub ahead of print].
5.Hampton T. Researchers find genetic clues to chronic fatigue syndrome. JAMA. 2006;295(21):2466-2467.
6.Kerr JR. Gene profiling of patients with chronic fatigue syndrome/myalgic encephalomyelitis. Curr Rheumatol Rep. 2008;10:482-491.
7.Knoop H, Stulemeijer M, de Jong LW, Fiselier TJ, Bleijenberg G. Efficacy of cognitive behavioral therapy for adolescents with chronic fatigue syndrome: long-term follow-up of a randomized, controlled trial. Pediatrics. 2008;121:e619-e625.
8.National Institute for Health and Clinical Excellence. Chronic fatigue syndrome/myalgic encephalomyelitis (or encephalopathy): diagnosis and management of CFS/ME in adults and children. August 2007.
9.Price JR, Mitchell E, Tidy E, Hunot V. Cognitive behaviour therapy for chronic fatigue syndrome in adults. Cochrane Database Syst Rev. July 2008(3):CD001027.
>>>>>Xem thêm: Sự thật đằng sau chế độ Dry trên điều hòa giúp tiết kiệm điện 10 lần – VietNamNet