Thép hợp kim và Thép không hợp kim
Thép đã tồn tại từ rất lâu đời, và là vật liệu không thể thiếu trong đời sống của con người. Thép hiện nay bao gồm hai loại chính là: thép hợp kim và thép không hợp kim. Mặc dù đã sử dụng rất nhiều sản phẩm (máy móc, thiết bị) làm từ thép, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tính chất của vật liệu này. Thậm chí, nhiều người còn không biệt được: thép hợp kim là gì? và thép không hợp kim là gì?
Để giúp bạn sử dụng thép tốt hơn nữa trong cuộc sống, cũng như phân biệt chuẩn xác các loại thép khác nhau, bài viết dưới đây, công ty mua phế liệu Thịnh Phát sẽ chia sẻ tới quý vị: thép hợp kim là gì và thép không hợp kim là gì?
Có thể bạn cũng quan tâm :
- Bảng giá thu mua phế liệu các loại mới nhất
- Giá thu mua phế liệu đồng hôm nay
- Giá thu mua phế liệu sắt hôm nay
- Giá thu mua phế liệu nhôm hôm nay
- Giá thu mua phế liệu inox hôm nay
Thép hợp kim là gì?
Thép hợp kim được định nghĩa như sau: là loại thép kết hợp với một số các kim loại (hoặc phi kim) khác. Thành phần hóa học của thép hợp kim chủ yếu bao gồm: sắt, cacbon, mangan, niken, đồng, sillic,… Tuy nhiên, hàm lượng của các nguyên tố hóa học thêm vào không vượt quá 50%. Việc đưa thêm những kim loại (hoặc phi kim) khác vào thép nguyên chất nhằm cải thiện nhiều tính năng, đặc điểm của thép cacbon truyền thống. Như vậy, thép hợp kim chính là tập hợp của nhiều kim loại và phi kim khác nhau.
Những ưu điểm nổi trội của thép hợp kim so với thép cacbon là:
- Độ bền, tuổi thọ sản phẩm cao hơn rất nhiều.
- Đặc tính chịu nhiệt tốt hơn: thép hợp kim không bị biến dạng, nóng chảy dù ở nhiệt độ 2000 độ C trong một thời gian dài.
- Khả năng chống ăn mòn: khi có thêm những kim loại như crom, niken, thép hợp kim có khả năng chống gỉ sét và oxy hóa trong không khí.
- Ngoài ra những tính năng khác như độ cứng, từ tính,… cũng được cải thiện đáng kể.
Khi sở hữu những tính chất ưu việt như vậy, thép hợp kim đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực sản xuất (ngành nghề) hiện nay như: đường ống, phụ tùng ô tô, xe máy, máy biến áp, máy phát điện và động cơ điện,…
Phân loại thép hợp kim
Các dạng thép hợp kim tồn tại trên thị trường hết sức đa dạng và phong phú, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tùy theo tiêu chí phân chia, mà chúng ta có những loại thép hợp kim như sau:
– Nếu phân chia theo tỷ lệ (hàm lượng) hợp kim có trong hợp chất, thì có 3 loại chính là: thép hợp kim thấp, thép hợp kim trung bình và thép hợp kim cao. Trong đó, hàm lượng các nguyên tố thêm vào được định mức như sau:
- Thép hợp kim thấp: tổng lượng các nguyên tố hợp kim thêm vào nhỏ hơn 2,5%.
- Thép hợp kim trung bình: có tổng lượng các nguyên tố hợp kim thêm vào từ 2,5% đến 10%.
- Thép hợp kim cao: có tổng lượng các nguyên tố hợp kim thêm vào lớn hơn 10%.
Nếu phân chia theo tên của các nguyên tố hợp kim, thì sẽ tồn tại rất nhiều loại thép hợp kim khác nhau. Chủ yếu được gọi tên theo tên của nguyên tố đưa vào. Cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp thép carbon (thép nguyên bản) được bổ sung thêm 1 nguyên tố bất kỳ, thì sẽ gọi tên theo nguyên tố đó. Ví dụ: thép crom – nghĩa là bổ sung thêm nguyên tố crom vào hợp chất chính. Tương tự với thép mangan, thép niken,… và nhiều loại thép hợp kim khác.
- Đối với trường hợp thép carbon (thép nguyên bản) được bổ sung thêm từ 2 nguyên tố hóa học trở lên, thì sẽ gọi tên theo tổ hợp các nguyên tố đó (chủ yếu sử dụng tên của 2 kim loại hoặc phi kim có thành phần cao nhất). Ví dụ như: thép crom – niken, thép niken – môlipđen,…
Nếu phân chia theo công dụng của thép hợp kim, thì có 2 loại chính là thép hợp kim dụng cụ và thép hợp kim kết cấu. Trong đó:
- Thép hợp kim kết cấu: là loại thép được đưa thêm vào các nguyên tố hợp kim với hàm lượng cacbon dao động từ 0,1-0,85%. Thép hợp kim kết cấu nhìn chung có tỷ lệ hợp kim rất thấp. Do loại thép này có đặc tính là cứng, khả năng chịu lực tương đối tốt, nên chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực thi công kết cấu nhà ở, cầu đường, hay những bộ phận (chi tiết) của máy móc đòi hỏi sự chịu tải lớn. Bên cạnh đó, thép hợp kim kết cấu cũng sở hữu những ưu điểm của thép carbon nguyên chất đó là tính hàn và độ dẻo dai nhất định.
- Thép dụng cụ: là loại thép chuyên dùng trong lĩnh vực sản xuất công cụ, dụng cụ, cơ khí,… Loại thép này có độ cứng và khả năng chống bào mòn tốt, thích hợp để sản xuất thiết bị máy móc hoặc những loại công cụ dùng trong lao động. Tuy nhiên, xét về phương diện nào đó thì thép dụng cụ vẫn bị hạn chế hơn so với thép hợp kim kết cấu, đặc biệt về khả năng chống oxy hóa và bào mòn trong môi trường tự nhiên.
Thép không hợp kim là gì?
Trái ngược với thép hợp kim, thép không hợp kim là loại thép không chứa (hoặc có rất ít) các kim loại hoặc phi kim khác trừ cacbon và sắt. Thép không hợp kim có tỷ lệ % tối đa của các nguyên tố trong thành phần như sau:
Thành phần
Hàm lượng (%)
Nhôm 0,3 Bo 0,0008 Crôm 0,3 Coban 0,3 Chì 0,4 Đồng 0,4 Mangan 1,65 Molybden 0,08 Niken 0,3 Niobi 0,06 Silen 0,1 Silic 0,6 Tenlua 0,1 Titan 0,05 Vonphram 0,3 Vanat 0,1 Zircon 0,05 Các nguyên tố được quy định khác (trừ S, P, C và N) 0,1
Do không có các nguyên tố đặc biệt trong hợp chất, nên thép không hợp kim có nhiều hạn chế hơn so với thép hợp kim. Chẳng hạn như: độ bền, tính linh hoạt, khả năng chịu lực và chịu nhiệt, chống ăn mòn trong môi tự nhiên so với thép hợp kim.
Dựa vào hàm lượng cacbon mà thép không hợp kim được chia thành 3 loại chính là: thép không hợp kim cacbon thấp, thép không hợp kim cacbon trung bình và thép không hợp kim cacbon cao.
Ứng dụng của thép không hợp kim
Ứng dụng của thép không hợp kim bao gồm:
– Trong ngành xây dựng, thép không hợp kim được dùng để làm bê tông cốt thép, dựng cổng, hàng rào, khung chịu lực, kết cấu cột trụ của mọi công trình,..
– Trong ngành công nghiệp, thép không hợp kim thích hợp để làm vỏ tàu, thuyền, phương tiện giao thông, thiết bị máy móc,…
Hầu hết các cửa hàng, đại lý phân phối vật liệu xây dựng trên thị trường đều bán thép hợp kim và thép không hợp kim. Tuy nhiên, mức giá vật liệu này lại không giống nhau ở tất cả địa chỉ, thậm chí là có chênh lệch 10-15%/giá bán sản phẩm. Để mua được thép hợp kim (hoặc thép không hợp kim) uy tín, có chất lượng tốt, giá thành rẻ, quý vị nên liên hệ trực tiếp với nhà máy sản xuất hoặc Tổng đại lý phân phối sắt thép chính hãng. Đây là cách tốt nhất để bạn sở hữu những loại thép tốt nhất với mức giá hợp lý.
Sự chênh lệch đáng kể về cả chất lượng và giá bán giữa những cơ sở ấy. Vì vậy hãy tìm mua đến những đơn vị lớn, có uy tín trên thị trường để mua được những sản phẩm thép hợp kim và thép không hợp kim có chất lượng tốt với mức giá hợp lý.
Hy vọng với bài viết trên, quý khách sẽ hiểu được thép hợp kim là gì?, thép không hợp kim là gì? Nếu công ty bạn có nhu cầu thanh lý phế liệu, hãy liên hệ với Thịnh Phát chúng tôi để được hỗ trợ báo giá thu mua phế liệu nhanh chóng nhất. Chúng tôi luôn có chiết khấu cao cho người giới thiệu.