Thị trường hàng hóa (Commodity Market) là một thị trường vật lí hoặc thị trường ảo để mua bán, kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Để hiểu về khái niệm thị trường hàng hóa là gì, tầm quan trọng của nó như thế nào? Hãy cùng Gia Cát Lợi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Thị trường giao dịch hàng hóa là một thị trường vật lý và thị trường ảo dùng để mua bán, kinh doanh sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Hiện trên thế giới có khoảng 50 thị trường hàng hóa lớn tạo điều kiện đầu tư thương mại cho gần 100 mặt hàng thiết yếu.
Hàng hóa được chia thành 2 loại chính là hàng hóa cứng & hàng hóa mềm.
- Hàng hóa cứng thường là tài nguyên thiên nhiên được khai thác hoặc chiết xuất, chẳng hạn như vàng, cao su & dầu,…
- Hàng hóa mềm là các sản phẩm nông nghiệp hoặc chăn nuôi như ngô, lúa mì, cà phê, thịt gia súc,…
Mục đích thị trường hàng hóa ra đời để làm gì?
Thứ nhất, môi trường để thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại của mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư trên cả nước, giúp người mua và người bán thỏa thuận và giao dịch thông qua phương tiện viễn thông hiện đại.
Thứ hai, rút ngắn quá trình giao dịch của các tổ chức, đơn vị kinh tế về mặt hàng, sản xuất như thế nào và quyết định của người lao động là bao lâu thông qua các quyết định về giá.
Thứ ba, kết hợp giữa cung và cầu, cho phép người mua và người bán bình đẳng cạnh tranh với số lượng mua bán nhiều hay ít sẽ phản ánh rõ quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Đồng thời xác định nên mua hay bán hàng hóa và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định.
Thứ tư, những khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể về trao đổi thị trường hàng hóa muốn tham gia để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Vai trò của thị trường hàng hóa trong nền kinh tế
Vị trí của thị trường:
– Thị trường vừa là mục tiêu sản xuất kinh doanh vừa là môi trường hoạt động mua bán hàng hóa.
– Thị trường cũng là nơi người mua, người bán và người trung gian trao đổi hàng hóa – dịch vụ.
– Thị trường là khâu trung gian cần thiết, là cầu nối giữa bên mua và bên bán có tác động nhiều mặt đến sản xuất, đến tiêu dùng.
Tác dụng của thị trường:
Thứ nhất, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển với quy mô ngày càng mở rộng và bảo đảm hàng hóa được cung cấp cho người mua một cách đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng.
Thứ hai, thúc đẩy nhu cầu chất lượng sản phẩm trong sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong cộng đồng.
Thứ ba, dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng đảm bảo việc điều hòa về yếu tố cung cầu.
Thứ tư,phát triển các hoạt động sản xuất và tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng, tiết kiệm thời gian.
Thứ năm, thị trường hàng hóa ổn định giúp ổn định sản xuất, ổn định nguồn hàng hóa cung ứng cho người mua.
Thị trường hàng hóa bao gồm
Thị trường hàng hóa bao gồm 4 nhóm hàng chủ đạo như sau:
1- Nhóm ngành nông sản: là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất bao gồm các mặt hàng chính như ngô, lúa mì, đậu tương,…
2- Nhóm ngành nguyên liệu công nghiệp: gồm các loại hàng hóa như cao su, cà phê, đường,…
3- Nhóm ngành kim loại: các mặt hàng chính bao gồm bạc, đồng, quặng sắt,…
4- Nhóm ngành năng lượng: sản phẩm như dầu thô WTI, khí gas tự nhiên, Xăng RBOB…
Một vài sàn giao dịch hàng hóa hàng đầu trên thế giới gồm:
● CME – Sở giao dịch hàng hóa Chicago – cung cấp giao dịch sản phẩm thịt, tiền tệ, chỉ số, tỉ giá..
● ICE – Sàn giao dịch liên lục địa – cung cấp giao dịch dầu, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp..
● LME – Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn – giao dịch kim loại
● TOCOM – Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo – cung cấp giao dịch kim loại, năng lượng, nông nghiệp…
● NYMEX – Sở giao dịch hàng hóa New York- cung cấp giao dịch năng lượng, kim loại
Nhà đầu tư có thể tiếp xúc với thị trường hàng hóa bằng cách đầu tư qua công ty có liên quan đến hàng hóa, hoặc đầu tư qua các hợp đồng hàng hóa được các sàn giao dịch uy tín cung cấp.
Đầu tư hàng hóa tại Việt Nam
Thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam tuy mới, nhưng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các kênh đầu tư tài chính khác, do đó đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của KH cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng và các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Thị trường hàng hóa phái sinh là nơi mà chất lượng hàng hóa và giá cả đã được chuẩn hóa, tránh được tình trạng được mùa, mất giá của sản phẩm. Một thị trường còn mới, còn hấp dẫn và có rất nhiều sự bảo đảm cho cả người mua và người bán.
Đây là một thị trường có nhiều sự bảo đảm, ít rủi ro và đặc biệt là không cần nhiều vốn để sinh lời cao.
Khác với chứng khoán, giao dịch hàng hóa phái sinh sở hữu tỷ lệ đòn bẩy cao 1:20, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ với một số tiền nhỏ là có thể giao dịch. Bên cạnh đó, các sản phẩm giao dịch đều là những loại hàng hóa quan trọng, gắn liền với đời sống hàng ngày, tính thanh khoản cao, có thể chốt lời khi thị trường tăng hay giảm điểm, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư màu mỡ cho NĐT trẻ Việt Nam.
Liên hệ ngay Gia Cát Lợi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.