Thiên Can Là Gì? Ý Nghĩa Của Bộ 10 Thiên Can Trong Tử Vi

Bạn đang tìm hiểu về Thiên Can là gì? Bộ 10 Thiên Can trong tử vi có ý nghĩa như thế nào và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người ra sao? Hay Thiên Can xung hợp là gì? Bài viết dưới đây của Phong Thủy Tam Nguyên sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc của quý bạn đọc.

>>>> ĐỌC NGAY: Xem bát tự tứ trụ, lấy lá số tứ trụ đoán vận mệnh cuộc đời

1. Thiên Can là gì? Nguồn gốc Thiên Can

Thiên Can là một thuật ngữ chuyên ngành được dùng trong phong thủy và được gắn với 12 con giáp. Hơn nữa, Thiên Can còn là những đơn vị thuật số được dùng khác quen thuộc với người Á Đông trong hệ thống lịch pháp.

Thập Thiên Can và Thập nhị Địa Chi được đặt ra vào thời vua Hiên Viên Huỳnh Đế. Ông đã yêu cầu một người tên Đại Nhiễu chế ra Thập Thiên Can và Thập nhị Địa Chi để tính thời gian tạo được một hệ thống lịch năm.

Trước thời vua Huỳnh Đế là vua Phục Hy tìm ra được Hà Đồ. Trong quá trình quan sát các chấm đen trắng trên lưng con Long Mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà mà ông đã lập ra được Tiên Thiên Bát Quái.

Trên Hà Đồ có tất cả 10 con số chia ra đứng theo Ngũ Hành. Do đó, người xưa dùng con số 10 để chế ra Thập Thiên Can. Dựa vào Thiên Can Địa Chi bạn có thể tính toán và luận giải được hướng đi đúng đắn, nghề nghiệp của một người.

>>>> XEM THÊM: Địa Chi là gì? Ý nghĩa của 12 Địa Chi và mối quan hệ xung hợp

2. Bộ 10 Thiên Can gồm những gì?

Sau khi tìm hiểu về Thiên Can là gì? Bạn cần biết bộ thập Thiên Can gồm những gì? Thiên Can chính là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Mỗi con người đều sở hữu 1 thiên can riêng biệt kể từ khi mới lọt lòng.

Trong bộ 10 Thiên Can có một nửa là can dương và một nửa là can âm: Thiên Can ẩn chứa quá trình sinh sôi nảy nở của vạn vật, từ hưng vượng đến suy tàn, từ lúc manh nha đến khi trưởng thành.

  • Năm can dương gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
  • Năm can âm gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

>>>> XEM NGAY: Xem lá số tứ trụ, tử vi bát tự tứ trụ hay nhất

3. Ý nghĩa của mỗi Thiên Can trong tử vi

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của Thiên Can, mời bạn tham khảo chi tiết qua thông tin sau:

3.1 Giáp – Dương Mộc

+ Ý nghĩa (Thuộc tính): Giáp thuộc Dương Mộc tượng trưng cho cây to lớn trong rừng sâu

+ Phương hướng: Đông

Giáp là can chỉ những cây đại thụ trong rừng sâu, mang khí chất cường tráng. Giáp Mộc có lòng trắc ẩn, có chí tiến thủ, tính cách lại lịch sự, hòa nhã, được nhiều người yêu mến. Can Giáp thuộc nhóm có tình có nghĩa, luôn có trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, khả năng thích nghi của họ còn kém hay hao tâm khổ tứ bởi những sự việc buồn phiền.

3.2 Ất – Âm Mộc

+ Ý nghĩa (Thuộc tính): Ất thuộc Âm Mộc tượng trưng cho bụi nhỏ, hoa cỏ

+ Phương hướng: Đông

Những loại cây nhỏ, hoa cỏ thường có tính chất mềm yếu. Ất Mộc hiền hòa, giàu lòng vị tha, biết đồng cảm với người. Bề ngoài khiêm tốn nhưng trong lòng ham muốn mạnh, tuy có tài năng nhưng thường buồn phiền.

3.3 Bính – Dương Hỏa

+ Ý nghĩa (Thuộc tính): Bính thuộc Dương Hỏa tượng trưng cho thái dương, lửa lớn

+ Phương hướng: Nam

Thiên can Bính đại diện cho Thái dương, có ý nghĩa sáng chiếu. Bính Hỏa được ví như anh em lửa, có hàm ý nồng nhiệt, vui vẻ, thích hợp với mọi hoạt động xã giao. Chính vì vậy, đôi lúc họ cũng bị hiểu lầm chỉ thích to lớn, hoành tráng.

3.4 Đinh – Âm Hỏa

+ Ý nghĩa (Thuộc tính): Đinh thuộc Âm Hỏa tượng trưng cho những ánh sáng như đèn, lửa lò…

+ Phương hướng: Nam

Đèn lửa, lò lửa…chỉ độ to nhỏ không ổn định. Lúc được thế thì mạnh, mất thế thì yếu. Đinh Hỏa là chị em của lửa, có sự ngoại tĩnh nội tiến. Trong tính cách tư tưởng luôn có sự bí mật, cẩn trọng. Thế nhưng, họ lại rất đa nghi và mưu tính nhiều nên sẽ tạo thành khuyết điểm.

3.5 Mậu – Dương Thổ

+ Ý nghĩa (Thuộc tính): Mậu thuộc Dương Thổ tượng trưng cho đất đai rộng lớn, thịnh vượng.

+ Phương hướng: Ở trung cung

Thiên can này có nghĩa là đất đai rộng lớn, dài rộng thịnh vượng, lại chỉ đất ở những bãi đê bồi, có khả năng phòng chống sự tràn lan của sông suối. Mậu Thổ là những người chân thành, trung hậu. Trong tình cảm, họ rất thầm kín, thẳng thắn, thật thà.

3.6 Kỷ – Âm Thổ

+ Ý nghĩa (Thuộc tính): Kỷ thuộc Âm Thổ tượng trưng cho đất ruộng vườn

+ Phương hướng: Ở cung trung

Can Kỷ đại diện cho đất vườn ruộng, tuy không rộng lớn như Mậu Thổ nhưng lại dễ dàng trồng trọt. Kỷ Thổ hướng nội, đa tài nghệ, hành sử tuân thủ quy tắc nhưng độ lượng có hạn, dễ sinh nghi tâm.

3.7 Canh- Dương Kim

+ Ý nghĩa (Thuộc tính): Canh thuộc Dương Kim tượng trưng cho kim loại, những vật cứng và chắc như dao, khoáng sản…

+ Phương hướng: Tây

Sắt, dao kiếm, khoáng sản…. là biểu tượng cho sự cứng cáp, chắc chắn. Người Canh Kim tinh thần thường mộc mạc, phóng khoáng, tính tình cởi mở, nhiệt tình và trọng nghĩa khí, có tính hiếu thắng, có tính phá hoại, nhân duyên tốt, dễ hoà nhập.

3.8 Tân – Âm Kim

+ Ý nghĩa (Thuộc tính): Tân thuộc Âm Kim tượng trưng cho những kim loại quý hiếm như đá quý, trang sức

+ Phương hướng: Tây

Can Tân đại diện là chu bảo, đá quý, diệu kim. Người này có tính cách tương đối âm trầm, ấm áp, trọng tình cảm, hư vinh mà lại thích giữ thể diện, có lòng tự tôn quyết liệt. Tuy nhiên, họ thiếu ý chí kiên cường.

3.9 Nhâm – Dương Thủy

+ Ý nghĩa (Thuộc tính): Nhâm thuộc Dương Thủy tượng trưng cho nước biển lớn, đại dương.

+ Phương hướng: Bắc

Đây là biểu tượng của nước biển lớn. Nhâm Thủy được ví như anh em của nước, có ý sát khuẩn và hoà tan, ý chí hùng vĩ lớn mạnh, có sự kiên nhẫn và bao dung, tràn đầy dũng khí. Nhưng cũng có tính ỷ lại rất cao, làm việc không có sự tập trung cao độ.

3.10 Quý – Âm Thủy

+ Ý nghĩa (Thuộc tính): Quý thuộc Âm Thủy tượng trưng cho nước mưa, nước trong sương.

+ Phương hướng: Bắc

Thiên can này chỉ nước trong mưa sương mang ý nghĩa là khép kín và sinh sôi nảy nở bên trong. Quý Thủy là chị em của nước. Người này có tính cách bình tĩnh, dịu dàng, hướng nội, làm việc cẩn thận. Bên cạnh đó, bên trong tâm họ thường bất ổn, có lúc có tính phá hoại, hơn nữa còn có sự điều chỉnh tình cảm, thích khuynh hướng xuyên thủng giống sừng nhọn của sừng bò.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Tính cách của người Thiên can Ất

4. Thiên can xung hợp là gì?

Thiên can địa chi xung khắc là gì? Một Thiên can không nhất thiết chỉ có một mối quan hệ tương tác duy nhất với một Thiên can khác. Nó có thể vừa sinh, vừa hợp, vừa khắc vừa xung. Nói cách khác, khi kết hợp Can này với Can kia có thể là xấu nhưng nếu kết hợp với Can khác thì lại là tốt.

4.1 Thiên Can tương hợp

  • Giáp (Dương Mộc) và Kỷ (Âm Thổ) hợp hóa Thổ
  • Ất (Âm Mộc) và Canh (Dương Kim) hợp hóa Kim
  • Bính (Dương Hỏa) và Tân (Âm Kim) hợp hóa Thủy
  • Đinh (Âm Hỏa) và Nhâm (Dương Thủy) hợp hóa Mộc
  • Mậu (Dương Thổ) và Quý (Âm Thủy) hợp hóa Hỏa

4.2 Thiên Can tương xung

Giáp – Canh, Ất – Tân, Nhâm – Bính, Quý – Đinh là các cặp tương xung, còn Mậu và Kỷ ở trung cung, do đó không xung. Tuy nhiên, khí từ Kỷ và Mậu khi phân tán bốn phương tám hướng sẽ tạo nên thế sát, gọi là Mậu Kỷ Tôn Thiên Sát.

4.3 Thiên Can tương khắc

  • Giáp, Ất (Mộc) khắc Mậu, Kỷ (Thổ)
  • Bính, Đinh (Hỏa) khắc Canh, Tân (Kim)
  • Mậu, Kỷ (Thổ) khắc Nhâm, Quý (Thủy)
  • Canh, Tân (Kim) khắc Giáp Ất (Mộc)
  • Nhâm, Quý (Thủy) khắc Bính, Đinh (Hỏa)

5. Ứng dụng của Thiên Can

Thiên Can tựa như sơ đồ Âm Dương và ngũ hành, giúp bạn dự đoán được vận mệnh, tính cách của mỗi can. Nếu hiểu rõ về Thập Thiên Can, gia chủ sẽ có cơ sở để đưa chúng vào ứng dụng trong đợi sống hàng ngày cũng như giúp bảo vệ sức khỏe tốt. Cụ thể ứng dụng của Thiên Can như sau:

  • Ứng dụng Thiên Can vào cuộc sống hàng ngày:

Việc hiểu rõ về “Thiên Can là gì?” sẽ giúp chúng ta có cơ sở đưa chúng ứng dụng vào việc xây dựng la bàn. Vật dụng này phục vụ cho quá trình nghiên cứu, thực nghiệm các khái niệm, ứng dụng trong phong thủy xem hướng, vị trí khi xây nhà ở hoặc bố trí đồ dùng…

  • Ứng dụng Thiên Can trong bảo vệ sức khỏe:

Sự vượng suy của Thiên Can ngày sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trong cơ thể. Dựa vào sự thịnh suy bốn mùa và tuế vận mỗi năm, có thể chỉ rõ khi nào sẽ thịnh hành bệnh nào, từ đó có phương pháp bảo vệ sức khỏe hợp lý.

Theo sách Tàng khí pháp thời luận viết: “Bệnh ở gan lành vào mùa hạ, mùa hạ không lành thì nặng vào mùa thu, mùa thu không chết, giữ đến mùa đông, bắt đầu vào mùa xuân… Người bệnh gan lành vào Bính Đinh, Bính Đinh không lành thì nặng vào Canh Tân, Canh Tân không chết thì giữ đến Nhâm Quý, bắt đầu vào Giáp Ất…”

Như vậy, tất cả thông tin chia sẻ ở trên đã giải quyết lần lượt các thắc mắc “Thiên can là gì?”, “Thiên can tương xung là gì?”. Nắm vững những quy luật đó, các chuyên gia có thể luận đoán và dự báo cho gia chủ những thời kỳ tốt xấu về công việc, về tình cảm và về sức khỏe. Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về Thiên Can Địa Chi, hãy liên hệ ngay hotline của Phong Thủy Tam Nguyên 19002292 nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ:
    • Hà Nội: Số A12/D7 ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
    • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
    • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 đường Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
    • HCM: Số 778/5 đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. HCM.
  • Hotline: 1900.2292
  • Website: sentayho.com.vn
  • Shop: sentayho.com.vn
  • Email: [email protected]

>>>> KHÁM PHÁ THÊM:

  • Tính cách người Thiên can Bính
  • Tính cách người Thiên can Quý

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *