Ngoài sản phẩm thương hiệu cần một quá trình để hình thành, thì thông điệp truyền thông là một yếu tố không kém phần quan trọng trong mỗi sản phẩm. Nếu có một thông điệp tốt, kết hợp với các hoạt động xúc tiến hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về vấn đề khách hàng tiếp nhận sau khi tung ra sản phẩm cũng như con đường thuận lợi trên thị trường đối với sản phẩm.
Bạn đang đọc: Thông Điệp Truyền Thông Là Gì? Các Bước Viết Một Thông Điệp Truyền Thông – JIDO Digital
Một thông điệp tốt và hiệu quả sẽ đem đến sự thuận lợi nhất định, trên con đường đến với sự hài lòng của khách hàng. Tất nhiên, thông điệp tốt cũng phải đi kèm với các chiến dịch marketing, quảng cáo, tờ rơi…để tăng sự hiệu quả tiếp cận của thương hiệu đến với khách hàng.
Hãy cùng với JiDO Digital chuyên các dịch vụ marketing online tìm hiểu vấn đề này
Thông điệp truyền thông là gì
Có thể nói, thông điệp truyền thông là những thông điệp, những lời giải đáp mà các nhà làm quảng cáo, chiến lược hay marketing muốn đem đến cho khách hàng. Là khái niệm và sự hiểu biết gần nhất về sản phẩm. Là thông điệp về sự hữu ích, tác dụng và là lý do tại sao khách hàng nên chọn lựa và sử dụng sản phẩm thay vì những sản phẩm khác.
Một thông điệp truyền đi cần được tiếp nhận và hiểu đúng. Chìa khóa để tạo thông điệp truyền thông hiệu quả là phải đảm bảo nó phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Thông điệp nên “ nói chuyện” cùng với khách hàng. Nó phải hấp dẫn được khách hàng bởi những “điểm nóng” hoặc kích thích cảm xúc bởi những “điểm nhạy cảm”.
Thông điệp truyền thông có thể hiểu cụ thể hơn là tập hơn những thông tin biểu hiện qua chữ viết, hình ảnh, âm thanh…Mà các nhà chiến lược muốn truyền tải, lưu lại trong tâm trí khách hàng và duy trì được mối quan hệ với khách hàng. Để khách hàng có thể hiểu và nắm rõ thì những thông điệp phải dễ hiểu, dễ nhớ. Vậy nên mà những câu khẩu hiệu, slogan, vẫn nhan nhản đi cùng với các thương hiệu mà chúng ta thường thấy.
Có thể hiểu, thông điệp là ngôn ngữ của người làm truyền thông, Marketer, chủ doanh nghiệp. Còn những câu khẩu hiệu, slogan là ngôn ngữ của khách hàng đã được chuyển thể từ thông điệp.
Ví dụ dễ hiểu cho điều này:
Quảng cáo Tết đoàn viên của sản phẩm bánh Kinh Đô, với câu slogan quen thuộc được phát vào mỗi dịp Tết “Thấy Kinh Đô là thấy Tết” đã ăn sâu và gợi nhớ vào tâm trí của người tiêu dùng cũng như những người xa quê.
Thông điệp mà các nhà truyền thông đã làm ở đây chính là hành trình của những người con xa quê làm ăn và sự mong ngóng một cái tết đoàn viên của những người ở quê nhà. Những hình đó xúc động đến nỗi, họ phải trở về bên người thân, để cái tết được trọn vẹn và ấm cúng hơn. Là điều mà mỗi người thân ở quê nhà luôn mong và là điều mà hầu hết ai ai xa quê cũng muốn khi kết thúc một năm xa quê làm việc.
Các bước viết thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng, nhằm đem đến sự sự tiếp cận nhanh cũng như giúp người dùng hiểu và chọn lựa sử dụng sản phẩm. Nếu có một thông điệp tốt, kết hợp với các hoạt động xúc tiến hiệu quả thì chúng ta sẽ không phải lo lắng quá nhiều về khách hàng và đạt nhiều hơn những chỉ tiêu đặt ra. Truyền thông có nhiều cách như thực hiện trên truyền hình, trên báo chí, trên tờ rơi hay pano…
Tất cả các cách điều hướng đến việc tạo nên một thông điệp truyền thông hiệu quả, tác động tốt đến với người tiêu dùng.Vậy, có những cách nào để có được thông điệp truyền thông hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Hùng hoàng là vị thuốc chứa chất độc thạch tín đang bán tràn lan – Tuổi Trẻ Online
>>>>>Xem thêm: Xvid Codec Là Gì – Sao Phải Cần Codec Làm Gì
Xác định thị trường mục tiêu
Bao giờ cũng vậy, có thị trường thì sẽ có sản phẩm. Xác định được thị trường mình hướng đến, cũng như nguồn khách mà mình muốn tấn công sẽ giúp sản phẩm đạt hiệu quả hơn và được ưa chuộng hơn với người sử dụng. Có được thị trường cũng như nguồn khách hàng hướng đến, thì thông điệp sẽ thu hẹp, gần gũi và tác động mạnh hơn đến đối tượng tiếp cận.
Xác định sự “đối tượng quan tâm” của thị trường
Sau khi xác định được thị trường mục tiêu, thì bạn còn phải tìm hiểu xem thị trường đó thật sự đang cần gì hay đang có khúc mắc gì. Họ có thể không quan tâm đến bạn, nhưng bạn phải quan tâm đến họ, điều này sẽ giúp bạn đạt hiệu quả hơn trong truyền thông và quảng bá sản phẩm. Việc xác định các vấn đề của thị trường cũng sẽ giúp bạn thu hẹp được thị trường mục tiêu của mình.
Trình bày giải pháp của bạn cho các vấn đề của thị trường
Giải pháp chính là công cụ cần thiết, là thuốc bổ sung vào điểm thiếu mà thị trường đang cần. Chúng ta sẽ chú ý đến những thứ mà chúng ta đang thiếu, đang cần. Cũng như việc nó hữu ích và có tác dụng đối với đời sống của chính mình. Tiếp đó, xác định tất cả những lợi ích mà giải pháp của bạn mang lại, những lợi ích này sẽ cải thiện cuộc sống của khách hàng và bổ sung vào chỗ thiếu bằng cách nào. Cố gắng đảo ngược bất kỳ rủi ro nào mà khách hàng có thể có đối với giải pháp của bạn. Đồng thời, định vị giải pháp của bạn là dễ dàng thực hiện.
Trình bày giải pháp cho những người có tình trạng tương tự
Khi đã có được một phần đối tượng mà bạn đã hướng đến, thì bạn cũng không thể theo đuổi những người đó mãi. Mà bên cạnh đó, bạn cần phải mở rộng thị trường bằng việc phát triển sản phẩm đến rộng hơn với những người có tình trạng tương tự. Mọi người sẽ tin nếu người khác nói, những người gặp vấn đề tương tự như họ và đã có những kết quả tích cực. Trong bước này, bạn cần chứng minh giải pháp của mình bằng cách đưa ra chứng thực từ các khách hàng hiện tại và trước đây đã được giải quyết và những kết quả đã đạt được.
Không những là các cách trình bày mà bạn đem đến cho người sử dụng, mà đó còn là kết quả. Là bao lâu để có được sự hiệu quả đối với người sử dụng và cả tác động tích cực về mặt tài chính trong thời gian sử dụng.
Giải thích những khác biệt của bạn so với đối thủ cạnh tranh
Nếu sản phẩm của bạn tốt nhưng lại giống sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, liệu bạn nghĩ rằng mình sẽ đạt hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể nếu hạ giá thành thấp hơn, nhưng nó có lâu dài cho doanh nghiệp của bạn. Đưa ra những ưu điểm, sự khác biệt với đối thủ cũng như hiệu quả tích cực mà nó đem lại sẽ là điều mà bạn cần làm cũng như tác động điều đó đến với người tiêu dùng.
Vậy qua bài viết này, JiDO Digital hi vọng sẽ giúp ích được bạn trong việc định nghĩa được thông điệp truyền và cách viết thông điệp hiệu quả.
Đọc thêm bài viết: Các bước Xây dựng kế hoạch truyền thông hấp dẫn