Thống kê kinh tế hay Thống kê kinh doanh là ngành học với chương trình đào tạo nên những chuyên gia về phân tích và nghiên cứu kinh tế.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu ngành nghề: Ngành Thống kê kinh tế (Mã XT: 7310107)
Tìm hiểu thêm: Thị trường chứng khoán phái sinh là gì?
>>>>>Xem thêm: Ultraviewer là gì và cách sử dụng phần mềm ultraviewer cho người Việt
Giới thiệu chung về ngành
Thống kê kinh tế là gì?
Chương trình đào tạo ngành Thống kê kinh tế giúp sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể biết cách lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và tổ chức thực hiện các cuộc nghiên cứu về kinh tế.
Cử nhân Thống kê kinh tế được trang bị lượng kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh, có kiến thức sâu rộng về tổ chức hệ thống thông tin thống kê, điều tra thống kê, có thể sử dụng các công cụ và mô hình để mô tả, phân tích, dự đoán thống kê trong các tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, từ đó thực hiện tốt chức năng quản trị doanh nghiệp.
Các trường đào tạo ngành Thống kê kinh doanh
Như đã đề cập ở trên, không có quá nhiều sự lựa chọn về nơi đào tạo ngành Thống kê kinh doanh, các bạn có thể tham khảo 5 sự lựa chọn trường dưới đây.
Các trường ngành Thống kê kinh doanh như sau:
- Khu vực miền Bắc
Tên trường Điểm chuẩn 2021 Đại học Kinh tế quốc dân 27.3
- Khu vực miền Trung
Tên trường Điểm chuẩn 2021 Đại học Kinh tế Đà Nẵng 24.75 Đại học Kinh tế Huế 16.0
- Khu vực miền Nam
Tên trường Điểm chuẩn 2021 Đại học Kinh tế TPHCM 25.9
- Các trường Cao đẳng
Tên trường Điểm chuẩn 2021 Cao đẳng Thống kê
Khối thi ngành Thống kê kinh tế
Các bạn có thể sử dụng 1 trong 6 tổ hợp xét tuyển dưới đây để đăng ký xét tuyển ngành Thống kê kinh tế trong năm 2021 vào các trường phía trên nhé.
Các khối xét tuyển ngành Thống kê kinh tế bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Thống kê kinh tế
Khối kiến thức ngành Thống kê kinh doanh khá lớn, mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Thống kê kinh doanh của trường Đại học Kinh tế quốc dân như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG Kiến thức bắt buộc Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1, 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam Ngoại ngữ Toán cao cấp 1, 2 Lý thuyết xác suất Pháp luật đại cương Tin học đại cương Giáo dục thể chất Giáo dục quốc phòng Kiến thức tự chọn Kinh tế vi mô 1 Kinh tế vĩ mô 1 Quản lý học Quản trị kinh doanh II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP Kiến thức bắt buộc Kinh tế lượng 1 Lý thuyết tài chính tiền tệ 1 Nguyên lí kế toán Kiến thức chung của ngành Lý thuyết cơ sở dữ liệu Các mô hình toán kinh tế Lý thuyết thống kê 1, 2 Hệ thống tài khoản quốc gia Thống kê kinh tế Tin học ứng dụng trong thống kê Kinh tế vi mô 2 Kinh tế vĩ mô 2 Tiếng Anh ngành Thống kê kinh tế Kiến thức lựa chọn của ngành Lịch sử các học thuyết kinh tế Dân số và phát triển Kinh tế Việt Nam Kinh tế và quản lý môi trường Pháp luật kinh doanh Marketing căn bản Kinh tế nông nghiệp Kinh tế và quản lý công nghiệp Kinh tế thương mại Kế toán tài chính Quản trị chiến lược Quản trị nhân lực Thị trường bất động sản Thị trường chứng khoán Ngân hàng thương mại Kinh tế bảo hiểm Kiến thức chuyên ngành bắt buộc Thống kê trong nghiên cứu thị trường Phân tích dữ liệu Thống kê doanh nghiệp Thống kê chất lượng Những nguyên lý cơ bản của khai thác dữ liệu Kiến thức lựa chọn của chuyên ngành (Chọn 2/5 học phần dưới) Thống kê tài chính Phân tích chuỗi thời gian trong tài chính Thống kê thương mại Thống kê đầu tư và xây dựng Thống kê bảo hiểm (Chọn 2/3 học phần dưới) Thống kê du lịch Thống kê môi trường Phân tích dữ liệu lớn Đề án lý thuyết thống kê Chuyên đề thực tập
Cơ hội nghề nghiệp ngành Thống kê kinh tế
Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học trên và tích lũy đủ số tín chỉ có thể tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp cho riêng mình. Tùy theo yêu cầu của mỗi đơn vị tuyển dụng mà các bạn sinh viên ngành Thống kê kinh tế có thể làm việc tại các vị trí khác nhau như:
- Chuyên viên thống kê tại các cơ quan trong hệ thống thống kê của nhà nước, các Bộ ngành, tổ chức kinh tế – xã hội, doanh nghiệp với mọi loại hình kinh tế
- Nghiên cứu sinh tại các viện, trung tâm nghiên cứu
- Giảng viên đào tạo tại các trường đại học
- Chuyên viên nghiên cứu và tư vấn kinh tế thị trường.